Viêm gan B là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và đặc biệt truyền từ mẹ sang con, với tỉ lệ mắc là 10 – 20% dân số. Thai nhi bị lây virus viêm gan B từ mẹ có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan trong tương lai. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách lây, thời điểm lây, triệu chứng…của viêm gan B trong thai kỳ.
Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus HBV gây ra. Khi bị viêm gan B trong thai kỳ thì sẽ làm cho thai nhi bị nhẹ cân hơn và tăng khả năng sinh non nếu bị nặng ở 3 tháng cuối thai kì.
Đặc biệt, khi trẻ sơ sinh bị mắc viêm gan B thì có đến 90% trở thành người mang mầm bệnh, và 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.
Bài viết tham khảo: bệnh viêm gan b là gì? các biện pháp phòng tránh hiệu quả
các Con đường lây truyền virus viêm gan b
1. Lây truyền từ mẹ sang con
Khả năng lây truyền viêm gan B trong thai kỳ là rất thấp, chỉ khoảng 2% bởi được ngăn cách bằng hàng rào nhau thai. Nhưng khi hàng rào nhau thai mỏng đi, và bị chấn động nhẹ sẽ làm máu của mẹ tiếp xúc với máu của thai nhi thì sẽ lây truyền virus HBV.
Còn với khi chuyển dạ, lúc này tử cung đang co thắt mạnh có thể khiến cho máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con, hoặc lúc trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ sẽ tiếp xúc với dịch âm đạo cũng khiến trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Khi mẹ cho con bú, tỷ lệ nhiễm cũng rất thấp trừ khi tổn thương đầu vú của mẹ, tổn thương miệng của trẻ làm huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp.
Bài viết tham khảo: vaccine phòng viêm gan b: Những điều bạn cần biết
2. Lây truyền qua đường máu
Máu có lượng HBV cao vì vậy nếu da hoặc niêm mạc của chúng ta bị xây xước mà tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. HBV cũng được tìm thấy trong dịch âm đạo, tinh dịch, sữa, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch mật nhưng với nồng độ rất thấp, vì vậy khi da hoặc niêm mạc bị tổn thương mà tiếp xúc với các dịch này thì cũng có thể bị lây nhiễm HBV.
3. Quan hệ tình dục
Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi “cư ngụ” của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác. Phương thức lây truyền này thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ tập thể, quan hệ với trai/ gái mại dâm…
Mẹ bầu bị nhiễm viêm gan B ảnh hưởng gì đến sự phát triển thai nhi?
Do virus viêm gan B sống hầu hết trong máu và dịch sinh dục của người mẹ nên mẹ mang viêm virus viêm gan B thì con vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang bầu bị viêm gan B ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có nguy cơ sinh non. Do vậy, điều quan trọng nhất của người mẹ nếu bị viêm gan B chính là biết cách phòng tránh tối đa khả năng lây nhiễm cho thai nhi.
Nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ có nguy cơ cao đến 90% trở thành người mang mầm bệnh và truyền virus cho người khác. Khi đến giai đoạn trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.
Bài viết tham khảo: Viêm gan A: Những điều bạn cần biết
Triệu chứng của mẹ bầu bị viêm gan B
Dưới đây là 1 số triệu chứng điển hình của mẹ bầu khi bị mắc viêm gan B:
- Mệt mỏi, đau bụng: mẹ bầu bị viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với mẹ bầu khác, ngoài ra còn xuất tình trạng đau bụng theo từng đợt hay các cơn đau dữ dội.
- Chấn ăn: Đây cũng là một triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân viêm gan B. Đối với mẹ bầu thì tình trạng này xuất hiện rõ rệt hơn nên cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
- Vàng da: khi da vàng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, cho nên phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở ý tế tin cậy để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt cho cả mẹ và bé.
Bài viết tham khảo: máu báo thai là gì? Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt
Điều trị như nào đối với mẹ bầu bị viêm gan B?
Khi phát hiện bị viêm gan B, nhiều mẹ bầu có tâm trạng lo lắng, mất ăn mất ngủ…điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hãy bình tĩnh vì nhiều trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan siêu vi B nhưng được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì sẽ vẫn an toàn, không bị lây bệnh.
Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm đó là báo ngay với bác sĩ chuyên khoa với đầy đủ thông tin như: bị bệnh từ bao giờ, đã được điều trị chưa, quá trình điều trị như thế nào, thời gian uống thuốc, trong gia đình có ai bị xơ gan hay ung thư gan hay không… để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của mẹ, đồng thời đưa ra những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.
Bài viết tham khảo: 9 mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bạn nên biết
Phòng ngừa viêm gan B như nào?
Để phòng ngừa viêm gan B cần sàng lọc phụ nữ mang thai đối với HBsAg trong mỗi lần mang thai:
- Sàng lọc tất cả phụ nữ mang thai dương tính với HBsAg để tìm HBV DNA để hướng dẫn sử dụng liệu pháp kháng vi-rút của mẹ trong thai kỳ. AASLD đề nghị điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cho mẹ khi HBV DNA> 200.000 IU / mL
- Xử lý tình huống cho bà mẹ có HBsAg dương tính và trẻ sơ sinh
- Cung cấp điều trị dự phòng miễn dịch cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh, bao gồm vắc-xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh
- Tiêm vắc-xin định kỳ cho tất cả trẻ sơ sinh với loạt vắc-xin viêm gan B, liều đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Như vậy, qua bài viết trên các bạn đã thấy tác hại của viêm gan B đối với mẹ bầu là rất lớn vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ khi vừa chào đời và cả sau này. Ngoài việc phòng ngừa bệnh, thì khi xuất hiện các triệu chứng đáng nghi bạn cần đến chuyên khoa để thăm khám ngay nhé!