Viêm đường tiết niệu khi mang thai là vấn đề mà các mẹ bầu luôn quan tâm bởi mức độ phổ biến cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh trong bài viết này.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? những điều mẹ bầu không nên bỏ qua
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Bệnh viêm đường tiết niệu (UTI) là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng. Mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài gây viêm niệu đạo, bàng quang.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn, do ở phụ nữ ới phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau khiến vi khuẩn từ vùng âm đạo hoặc trực tràng dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu được chia thành 3 thể khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ:

  • Thể nhiễm khuẩn: Vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo và không có triệu chứng rõ ràng, khó phát hiện. Có thể gây viêm thận, bể thận nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lúc này đã bắt đầu phát triển rộng ra. Thai phụ sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, có khi tiểu ra máu,…
  • Viêm thận, bể thận cấp: Đây là thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu. Cùng với các triệu chứng trên, người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi…Cơ thể thai phụ lúc này bị suy nhược nhanh dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai và có thể dẫn đến sinh non.

Bài viết liên quan: Nhiễm trùng đường tiết niệu (uti): những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Trong lúc mang thai, các hormone sản sinh ở cơ thể nữ giới sẽ khiến các cơ ở niệu quản giãn ra, thời gian tiểu kéo dài hơn giúp vi khuẩn dễ xâm nhập và niệu đạo.

Cùng với sự phát triển của thai, thai lớn dần lên và chèn ép bàng quang của thai phụ, bàng quang dễ ứ đọng nước tiểu là môi trường dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai, đặc biệt về sau thai kỳ dễ bị viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai bạn không thể bỏ qua
Vệ sinh không đúng cách khiến mẹ bầu dễ viêm đường tiết niệu

Ngoài ra, còn do vệ sinh không đúng cách hoặc quan hệ tình dục thiếu an toàn khi mang thai cũng khiến cho vi khuẩn Escherichia Coli và các vi khuẩn khác ở khu vực hậu môn có thể tấn công vào đường tiết niệu. 

Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai

Các triệu chứng của mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Đau buốt hoặc nóng rát mỗi khi đi tiểu
  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu thải ra đều rất ít
  • Nước tiểu có màu đục, có mùi hôi, đôi khi kèm máu
  • Đau ở lưng dưới, bụng và hai bên
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy
  • Lúc không đi tiểu thường cảm thấy buồn, khó chịu, ớn lạnh, một số trường hợp có thể thấy đau bụng dưới và có triệu chứng sốt nhẹ.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết liệu khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng bởi những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra của bệnh, chúng bao gồm:

  •  Viêm bể thận, khiến thận bị tổn thương vĩnh viễn 
  • Nhiễm trùng sơ sinh: bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao
  • Động thai, sảy thai vào thời kỳ đầu của thai kỳ
  • Sinh non, thai chết lưu trong tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị
Viêm đường tiết niệu khi mang thai nguy hiểm như nào?
Mẹ bầu dễ chuyển dạ, sinh non khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Có thể xảy ra hiện tượng giật tiền sản và tán huyết cho người mẹ
  • Viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại những vết sẹo và gây hẹp niệu đạo
  • Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của cơ quan tiết niệu có thể gây các biến chứng nguy hiểm: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp,… đặc biệt là gây bể thận cấp

Bài viết liên quan: 9 mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bạn nên biết

cách phòng tránh và Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai nên thăm khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi có những dấu hiệu bất thường. Bệnh viêm đường tiết niệu khi được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực kịp thời có thể tránh được những biến chứng xấu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bác sĩ có thể kê toa một trong những loại thuốc kháng sinh:

  • Amoxicilin
  • Thuoc ampicillin
  • Cephalosporin
  • Nitrofurantoin
  • Trimethoprim-sulfamethoxazol

Để tránh bị viêm đường tiết niệu khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, các thai phụ nên tuân thủ những lời khuyên giúp ngừa bệnh hiệu quả như sau: 

  • Uống nhiều nước: Nước làm loãng nước tiểu và giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu
  • Mặc đồ lót thoáng mát với kích cỡ phù hợp: sử dụng chất liệu thoáng mát để tăng khả năng thấm mồ hôi, tránh tạo môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, phát triển
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch dịu nhẹ và dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau 
Cách điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu khi mang thai bạn nhất định nên đọc
Trước và sau khi quan hệ phải vệ sinh vùng niệu đạo sạch sẽ
  • Đi tiểu thường xuyên để tống đẩy nước ra khỏi bàng quang
  • Vệ sinh vùng niệu đạo sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục
  • Tránh uống rượu, thức ăn cay nóng và đồ uống chứa caffeine 
  • Xét nghiệm nước tiểu trước khi mang thai để đề phòng tình trạng viêm đường tiết niệu không có triệu chứng
  •  Ăn đầy đủ lượng rau xanh cần thiết, bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh vào thực đơn hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn và cân bằng độ pH, cân bằng các thức ăn hằng ngày với lượng vitamin E cao để bổ sung chất nhờn ở âm đạo như đậu phộng, vừng,… 

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời. Hãy đến bệnh viện khi có những triệu chứng đáng lo ngại nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn dưới phần bình luận này.

Similar Posts

2 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *