Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh để lâu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Không ít người khi lần đầu mắc bệnh sẽ thắc mắc bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh là gì?
Viêm đường tiết niệu xảy ra ở mọi lứa tuổi

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm các cơ quan của đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan:

  • Hai quả thận
  • Hai niệu quản
  • Bàng quang
  • Niệu đạo

Các vi khuẩn từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Vi khuẩn tiếp tục di chuyển đến bàng quang gây viêm bàng quang, và cuối cùng lan đến thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận cấp.

Bài viết liên quan: Nhiễm trùng đường tiết niệu (uti): những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu hàng đầu là vi khuẩn Escherichia Coli, ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với người bị nhiễm mà không dùng biện pháp bảo vệ, các tư thế quan hệ không đúng cũng có khả năng
  • Giới tính: phái nữ tỉ lệ nhiễm cao hơn do  cấu trúc niệu đạo ngắn, thẳng và nằm gần hậu môn.
  • Vệ sinh không đúng cách: vệ sinh vùng kín không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt trong chu kì kinh nguyệt chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên.

Bài viết liên quan: viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? những điều mẹ bầu nên biết

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Để trả lời cho câu hỏi “viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?” thì chúng ta cần phải biết bệnh có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn mãn tính: triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.
  • Giai đoạn cấp: gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ.
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Viêm đường tiết niệu được điều trị càng sớm càng tốt

Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

Bài viết liên quan: 6 cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ nhất định bạn nên biết

Biến chứng của viêm đường tiết niệu là gì?

1. Nhiễm trùng tái phát

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị tái đi tái lại tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm được chẩn đoán là tái phát khi người bệnh:

  • Nhiễm 2 – 3 đợt viêm trở lên trong vòng 4 – 6 tháng.
  • Nhiễm hơn 4 đợt viêm trong vòng 1 năm.

2. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là biến chứng rất nghiêm trọng do vi khuẩn gây viêm cư trú trong bàng quang có thể di chuyển qua đường niệu quản ngược lên thận làm sưng viêm, phù nề các tế bào thận, giảm khả năng bài tiết của thận. Các độc tố và chất thải tích tụ quá lâu trong thận làm xơ hóa thận, tổn thương thận, từ đó tăng nguy cơ suy thận và phát triển bệnh tăng huyết áp.

5 biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu bạn nên biết
Viêm đường tiết niệu gây nhiễm trùng thận

3. Nhiễm trùng huyết

Viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển vào máu trong những đợt viêm bùng phát. Tình trạng này khi kéo dài sẽ khiến toàn thân nhiễm trùng với triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, nhịp tim tăng bất thường, hoa mắt, chóng mặt… Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.

4. Biến chứng thai kỳ

Viêm đường tiết niệu nặng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non hoặc sinh con nhẹ cân thiếu tháng,…

5. Giảm chất lượng tình dục

Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nam giới thường cảm thấy rất đau khi cương, xuất tinh, thậm chí là tinh dịch xuất hiện máu. Trong khi, bệnh lý này lại khiến nữ giới cảm thấy đau nhói bụng dưới, đau âm ỉ âm đạo. Những triệu chứng bệnh này sẽ khiến cả hai giới cảm thấy lo sợ khi quan hệ, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống tình dục.

Viêm nhiễm đường tiết niệu còn có khả năng lây lan sang những cơ quan khác. Đối với nam giới, cơ quan có khả năng bị viêm nhiễm lây lan là tinh hoàn, ống dẫn tinh. Trong khi phụ nữ sẽ bị lây lan viêm nhiễm qua buồng trứng và tử cung.

Như vậy, theo những thông tin đã cung cấp thì câu trả lời cho câu hỏi “viêm đường tiết có tự khỏi hay không?” là không. Vậy nên, bạn không nên chủ quan khi đã phát hiện mình mắc bệnh, cần tuân thủ các biện pháp điều trị theo y tế. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn dưới phần bình luận này.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *