Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ trong độ tuổi 2 – 12 tuổi. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến thành nhiều biến chứng khác vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị của viêm cầu thận cấp ở trẻ em trong bài viết này nhé!

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là tình trạng chức năng của cầu thận bị sưng, cầu thận không hoạt động được bình thường khiến các chất thải tích tụ trong máu, không lọc máu được. Đây là bệnh do cơ chế tự miễn thường khởi phát sau khi nhiễm liên cầu nhóm A.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị viêm, sưng

Ở Việt Nam bệnh thường xảy ra vào mùa hè và mùa đông bởi đây là giai đoạn mà trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngoài da hoặc viêm họng rất cao. Căn bệnh này có liên quan trực tiếp tới vệ sinh môi trường và điều kiện sống.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em là do nhiễm liên cầu, nhiễm trùng trước đó, cụ thể như:

  • Trẻ dưới 3 tuổi Mắc viêm cầu thận cấp sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da như viêm da, chốc đầu.
  • Trẻ trên 3 tuổi: Mắc viêm cầu thận cấp sau khi bị viêm họng, viêm amidan.
  • Trẻ bị nhiễm virus HIV, viêm gan B…làm sức đề kháng của trẻ suy giảm rõ rệt và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận ở trẻ em bạn cần lưu ý
Thường xảy ra sau nhiễm liên cầu nhóm A

Ngoài ra, viêm cầu thận cấp ở trẻ em còn do một số nguyên nhân khác gây ra:

  • Bệnh lupus ban đỏ: là một bệnh tự miễn, tổn thương lupus gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận.
  • Bệnh viêm nút quanh động mạch
  • Bệnh u hạt: là hội chứng bệnh lý về máu, các mạch máu ở các bộ phận như phế quản và phổi bị viêm nên kéo theo viêm cầu thận cấp.
  • Bệnh thận IgA: đây là bệnh lý  gây nên hiện tượng có máu trong nước tiểu và các hợp chất Globulin miễn dịch, từ đó gây nên viêm cầu thận cấp.

Bài viết tham khảo: cảnh báo 12 biểu hiện của thận yếu cần đi khám ngay

Triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Triệu chứng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em đa dạng, nhưng đa số trẻ sẽ có các triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Cơ thể phù nề: khởi phát đầu tiên ở mắt, mí sau đó mới đến các chi
  • Nước tiểu có màu nâu sẫm do lần máu và protein
  • Trẻ tiểu ít, giảm rõ rệt mỗi ngày
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, rã rời tay chân
  • Màu da nhợt nhạt
  • Phát ban đặc biệt ở mông và chân
  • Đau đầu khó chịu, huyết áp tăng cao
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Khó thở, thở gấp

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của trẻ, bao gồm:

  • Suy thận: viêm cầu thận kéo dài làm ảnh hưởng đến chức năng của thận, khiến trẻ dần bị suy thận
  • Vô niệu: Thận không hoạt động bình thường nên nước tiểu bị ứ đọng lại và khiến trẻ khó tiểu, thậm chí là bị vô niệu
  • Suy tim:  bệnh nhân bị cao huyết áp gây áp lực lên tim và tim hoạt động trong thời gian dài sẽ trở nên kiệt quệ, dẫn tới suy tim cực kỳ nguy hiểm.
Viêm cầu thận ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận dẫn đến suy thận ở trẻ

Bài viết tham khảo: nhiễm trùng thận: những điều bạn cần biết

Trẻ cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán viêm cầu thận cấp?

Để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng của thận, tìm ra nguyên nhân bệnh và xác định được tình trạng sức khỏe của trẻ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với trẻ. Các xét nghiệm cần có bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: kiểm tra số lượng tế bào máu, lượng điện giải có trong máu và nước tiểu
  • Siêu âm thận: giúp nhìn thấy kích thước, hình dạng quả thận và khối u, u nang, sỏi thận
  • Sinh thiết thận: bác sĩ lấy một cây kim để lấy mẫu mô trong thận và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây viêm. 
  • Chụp X – quang: theo dõi hình ảnh các mô, xương…
  • Phết họng hay sang thương da soi cấy tìm thấy vi khuẩn liên cầu β tan huyết, nhóm A.

Bài viết tham khảo: Nhiễm trùng đường tiết niệu (uti): những điều bạn cần biết

Chăm sóc cho trẻ mắc viêm cầu thận cấp như nào?

Khi trẻ mắc viêm cầu thận các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau để chăm sóc trẻ:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi tại giường, chỉ vận động nhẹ cho tới khi huyết áp trở lại bình thường và người đỡ sưng phù
  • Cần hạn chế lượng nước trẻ uống mỗi ngày
  • Trường hợp trẻ bị vô niệu hoàn toàn thì cần truyền Glucose 10-30%: 35-45 ml/kg/24 giờ. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Kali, Natri, Phospho: do thận không hoạt động tốt làm Kali tích tụ trong máu, Natri sẽ giữ nước gây phù, Phospho có thể khiến canxi rời khỏi xương
Cách chăm sóc cho trẻ khi mắc bệnh viêm cầu thận ba mẹ cần lưu ý
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều kali

Một số thuốc điều trị:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuộc hạ lượng phospho khoáng trong máu
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ về bệnh lý viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Cha mẹ hãy chú ý quan sát những triệu chứng của trẻ để đi khám và điều trị bệnh kịp thời nhé!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *