Mụn thường được coi là vấn đề da liễu xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và được cho là rối loạn nội tiết tố hay ô nhiễm. Tuy nhiên tuỳ theo từng loại cũng như vị trí nổi mụn, chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Vậy vị trí nổi mụn cảnh báo sức khoẻ của bạn như nào? Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Vị trí nổi mụn và nguyên nhân
1. Mụn xung quanh chân tóc và thái dương
Mụn xung quanh chân tóc và thái dương được gọi là “mụn trứng cá trán”. Vị trí nổi mụn này có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Sử dụng một số sản phẩm dành cho tóc, gọi chung là Pomade
- Quá trình tuần hoàn máu có vấn đề
- Túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ: do ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn
- Tinh thần quá căng thẳng, nóng trong người
Giải pháp:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
- Ăn nhiều hoa quả để giảm tình trạng nóng trong người.
2. Mụn ở má và gò má
Má là phần diện tích chiếm lớn trên khuôn mặt, nên khi mọc ở vị trí này bạn cảm thấy tư ti, e ngại. Đối với vị trí nổi mụn ở má sẽ bao gồm các nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn lây lan từ điện thoại, bàn tay…
- Chức năng đường ruột bị rối loạn ( gò má phải)
- Chức năng gan, mật không tốt, hệ tiêu hoá có vấn đề ( gò má trái)
- Chức năng của phổi bất thường ( má phải)
- Chức năng gan không tốt, liên quan đến điều tiết, thải và giải độc (má trái)
Giải pháp:
- Hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…
- Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.
- Tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…
3. Vùng chữ T, mũi và cằm
Các tuyến bã nhờn tạo ra bã nhờn – một chất nhờn có tác dụng dưỡng ẩm và bảo vệ da. Sản xuất bã nhờn quá mức có thể gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, tuỳ vị trị nổi mụn sẽ có các nguyên nhân khác như:
- Mũi: dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hoá bất ổn
- Cằm: liên quan đến buồng trứng hoặc cổ tử cung. Tuy nhiên, mọc khi đến kì kinh hoặc sau thì sức khoẻ của bạn bình thường
Giải pháp:
- Hạn chế uống đồ lạnh, ăn nhiều mướp đắng, rau
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích
4. Xung quanh hàm
Vị trí nổi mụn ở xung quanh hàm thường là do dư thừa hormone androgen, gây kích thích quá mức các tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hormone có thể tăng trong chu kỳ kinh nguyệt (một tuần trước kỳ kinh) hoặc có thể do chuyển đổi hoặc bắt đầu với thuốc ngừa thai.
Sự mất cân bằng hormone còn liên quan đến chế độ ăn uống, bạn nên cắt giảm đường, bánh mì trắng, thực phẩm chế biến sẵn và sữa.
5. Vùng mông và âm đạo
Vị trí nổi mụn xuất hiện ở vùng mông và âm đạo là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.
Giải pháp:
Hạn chế các thức ăn nhiều gia vị cay, nóng, bia rượu, thuốc lá.