Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan, được gây bởi virus HBV, bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan. Việt Nam là nước có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao trên thế giới, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Bởi bệnh nguy hiểm và đe doạ tính mạng, nên đã yêu cầu tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24h sau sinh đầu để bảo vệ an toàn cho trẻ.
Tại sao cần tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh?
Viêm gan B được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây suy giảm chức năng gan hay ung thư gan và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Mỗi năm có ít nhất 1 triệu người tử vong do căn bệnh này.
Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm bệnh rất cao, trong đó phần lớn là phụ nữ có thai (10 – 16%) và trẻ nhỏ (2-6%).
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con khiến trẻ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong tương lai. Hơn nữa, trẻ con rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, vui đùa và dễ bị vấp ngã gây trầy xước, chảy máu. Đó chính là điều kiện thuận lợi để lây truyền virus viêm gan B.
Hiện chưa có thuốc điều trị viêm gan B, vì vậy tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là biện pháp tốt nhất để bảo vệ con của bạn.
Tại sao phải tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh?
Nhiều bố mẹ lo lắng về việc tiêm quá sớm cho trẻ, sợ cơ thể trẻ non nớt không chịu được tác động của vắc – xin. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trẻ vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tiêm càng sớm càng tốt, bởi nó đem lại hiệu quả miễn dịch rất lớn.
Tiêm sớm để ngăn ngừa khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Nếu không phòng ngừa tình trạng này, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị lây truyền bệnh từ mẹ và các con sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm.
Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm viêm gan B sẽ có nguy cơ mắc bệnh mãn tính như: xơ gan, ung thư gan…Vì thế, bố mẹ nên tuân thủ theo khuyến cáo nhé!
Tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?
1. Phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh
Trong vòng 24-48 giờ đầu sau khi tiêm vắc – xin viêm gan B, trẻ sơ sinh cần được theo dõi cẩn thận. Tuỳ theo cơ địa, trẻ có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm như sau:
- Vết tiêm tấy đỏ, gây đau có thể khiến trẻ quấy khóc.
- Trẻ sốt nhẹ trên 37,7 độ C (khoảng 0,4 – 8%)
- Trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm nhưng rất hiếm, chỉ với tỉ lệ 1/1 triệu ca.
2. Điều kiện để trẻ được tiêm vắc – xin viêm gan B trong 24 giờ đầu
Để được tiêm vắc – xin trẻ cần có một cơ thể khoẻ mạnh, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh trẻ cần có những biểu hiện sau:
- Trẻ có nhịp thở ổn định
- Da dẻ hồng hào, không có biểu hiện bất thường
- Trẻ bú tốt
3. Không tiêm vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào?
Với những trường hợp sau, trẻ sơ sinh sẽ không được tiêm vắc – xin viêm gan B:
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh
- Có biểu hiện sốt, hoặc biểu hiện bất thường
Đối với những trường hợp sinh non, nhẹ cân và quá trình sinh nở của mẹ có bất thường khiến trẻ bị ngạt nước ối,… thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định tiêm phòng cho trẻ.
4. Trẻ không được tiêm vắc – xin viêm gan B trong 24 giờ đầu thì cần làm gì?
Những trường hợp không được tiêm vắc xin cho trẻ sau 24 giờ đầu tiên thì nên tiêm bổ sung trong vòng 7 ngày đầu tiên sau sinh. Lưu ý, nên tiêm càng sớm càng tốt.
Nếu đã quá 7 ngày đầu tiên sau sinh, trẻ vẫn chưa đủ điều kiện để tiêm thì không cần tiêm vắc xin nữa. Nên chờ đến khi trẻ đủ 2 tháng tuổi mới tiêm. Lúc này trẻ có thể tiêm 3 mũi vắc-xin ComBE Five và khoảng cách giữa các mũi tiêm là 1 tháng.
Thật tuyệt, bài viết rất hữu ích với tôi