Sốt phát ban ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị sốt kèm theo những nốt phát ban đỏ trên các vùng da ngực, lưng, cổ… Các ba mẹ thường chủ quan vì nghĩ bệnh dễ điều trị và chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu ba mẹ không chăm sóc đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy khi sốt phát ban ở trẻ nhỏ phụ huynh cần phải làm gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sốt phát ban là bệnh gì?

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, bởi đây là lúc hệ thống miễn dịch, đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ: những điều ba mẹ cần biết
Thường gặp ở trẻ có đề kháng kém

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ rất phổ biến bởi bệnh có thể dễ dàng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác qua đường hô hấp hoặc vật dụng tiếp xúc hàng ngày.

Bài viết tham khảo: sốt xuất huyết có lây nhiễm không? lây qua những đường nào?

Nguyên nhân và biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ nhỏ chủ yếu là do nhiễm virus, chẳng hạn như: virus herpes, adenovirus, virus rubella, virus sởi… mỗi loại virus sẽ gây tình trạng, biểu hiện khác nhau cho trẻ.

Sau khi nhiễm virus, trẻ không xuất hiện phát ban luôn mà cần trải qua 3 giai đoạn:

Trước phát ban( tầm 1 tuần): trẻ bắt đầu quấy khóc sau đó triệu chứng sốt xuất hiện. Tùy nguyên nhân nên biểu hiện sốt của trẻ sẽ khác nhau, ví dụ:

  • Số phát ban do virus sởi: trẻ sốt cao kèm ho
  • Sốt phát ban do virus Rubella: trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ
Biểu hiện của 3 giai đoạn sốt phát ban ở trẻ nhỏ ba mẹ cần biết
Trẻ sốt cao kèm ho

Trong phát ban ( trung bình 3 – 5 ngày): trẻ hạ sốt dần, nốt phát ban đỏ bắt đầu nổi trên da đồng thời kèm theo tình trạng:

  • Tiêu chảy, phân lỏng
  • Ngứa: bọc nước màu đỏ lan từ mặt xuống cổ, ngực và bụng.

Sau phát ban: nốt ban biến mất sẽ để lại vết thâm trên da trẻ nếu được chăm sóc đúng cách thì vết thâm sẽ biến mất sau vài ngày. Trong trường hợp trẻ nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo. Giai đoạn này trẻ còn có các triệu chứng:

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn
  • Ho
  • Tiêu chảy

Bài viết tham khảo: 5 Triệu chứng sốt virus ở người lớn bạn cần biết

Chăm sóc sốt phát ban ở trẻ nhỏ như nào?

Để điều trị sốt phát ban ở trẻ nhỏ một cách tốt nhất thì ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt đúng cách: ba mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên và dùng đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ba mẹ nên nới lỏng quần áo, chườm ấm cho trẻ.
  • Bổ sung nước, điện giải cho trẻ: ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều sữa nước hoa quả, oresol để trẻ đỡ mệt mỏi bởi tình trạng mất nước và điện giải.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung thêm tăng đề kháng để giúp trẻ tăng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. Đồng thời tránh cho trẻ ăn những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ…
  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: ba mẹ có thể cho trẻ tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Dùng sản phẩm bôi giảm ngứa để tránh mụn bọc vỡ khi trẻ gãi.

Bài viết tham khảo: người Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

Khi nào sốt phát ban ở trẻ nhỏ cần gặp bác sĩ?

Ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi trẻ có tình trạng sau:

  • Không kiểm soát được cơn sốt: nghĩa là cơn sốt không dứt hoặc giảm sau khi đã được uống thuốc theo chỉ định
  • Trẻ sốt cao kèm co giật, thường là 39 độ C
  • Trẻ mất nước nghiêm trọng: da khô, xanh xao, mắt trũng)
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Chăm sóc sốt phát ban ở trẻ nhỏ như nào?
Trẻ mất nước nhiều do tiêu chảy cần đi bác sĩ

Trẻ sẽ được bác sĩ khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để tránh để lại những biến chứng cho trẻ như: viêm tai giữa, viêm não… Đồng thời ba mẹ cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt phát ban ở trẻ nhỏ bằng cách tiêm phòng vaccine, tăng cường hệ miễn dịch trẻ, hạn chế tiếp xúc với trẻ bị nhiễm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về sốt phát ban ở trẻ nhỏ để từ đó biết cách điều trị, phòng ngứa, chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *