Sỏi thận là những chất cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận của bạn, bệnh này xảy ra ở đường tiết niệu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để có thể biết mình đã mắc sỏi thận?
Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Các triệu chứng phổ biến của sỏi thận bao gồm đau nhói, chuột rút ở lưng và bên, đau bụng dưới. Cơn đau thường khởi phát đột ngột và đến từng đợt.
Nếu sỏi thận bị mắc kẹt trong niệu quản, nó có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu và làm cho thận sưng lên có thể rất đau đớn. Tại thời điểm đó, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau dữ dội, đau nhói ở bên và lưng, dưới xương sườn
- Đau lan xuống bụng dưới và háng
- Đau đến từng đợt và dao động về cường độ
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu
- Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
- Nhu cầu đi tiểu dai dẳng, đi tiểu thường xuyên hơn bình thường hoặc đi tiểu với số lượng ít
- Buồn nôn và ói mửa
- Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng
- Đối với nam giới, bạn có thể cảm thấy đau ở đầu dương vật.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
1. Uống quá ít nước
Khi uống quá ít nước làm cho lượng nước tiểu ít, cô đặc và có màu sẫm. Nước tiểu cô đặc có nghĩa là có ít chất lỏng hơn để giữ cho muối hòa tan, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận
Đối với người lớn trung bình nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để hạn chế bệnh sỏi thận.
2. Chế độ ăn
Một trong những nguyên nhân phổ biến của sỏi thận là lượng canxi trong nước tiểu cao. Nói vậy không có nghĩa là bạn sẽ giảm lượng canxi, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và xương của bạn. Theo các nhà nghiên cứu y học, cách tốt nhất để giảm mức canxi trong nước tiểu của bạn là giảm nồng độ natri (muối). Bởi vì do có quá nhiều muối đi vào nước tiểu, khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu và vào máu.
3. Tình trạng ruột
Một số bệnh lý đường ruột gây tiêu chảy như: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, phẫu thuật cắt bỏ dạ dày…có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận canxi oxalat. Tiêu chảy làm giảm lượng nước trong nước tiểu của bạn, và khi cơ thể hấp thụ quá nhiều oxalat từ ruột dẫn đến nồng độ oxalat trong nước tiểu tăng, điều này làm tăng khả năng hình thành sỏi thận oxalat.
4. Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ tạo sỏi. Béo phì có thể làm thay đổi nồng độ axit trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi.
5. Lịch sử gia đình
Khả năng bị sỏi thận cao hơn nhiều nếu bạn có tiền sử gia đình bị sỏi, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em.
Các loại sỏi thận
- Canxi oxalat: Loại sỏi thận phổ biến nhất được tạo ra khi canxi kết hợp với oxalat trong nước tiểu.
- Axit uric: Đây là một loại sỏi thận phổ biến khác. Thực phẩm như thịt nội tạng và động vật có vỏ có nồng độ cao của một hợp chất hóa học tự nhiên được gọi là purine. Ăn nhiều purin dẫn đến sản xuất monosodium urat cao hơn, trong điều kiện thích hợp có thể hình thành sỏi trong thận. Sự hình thành các loại đá này có xu hướng chạy trong các gia đình.
- Struvite: Loại sỏi này ít phổ biến hơn và do nhiễm trùng ở đường tiết niệu trên.
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Nên uống đủ lượng nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
- Nước chanh là 1 sự lựa chọn tốt vì có thể giúp phòng ngừa sỏi axit uric cũng như oxalat canxi.
- Sử dụng caffeine 1 cách hợp lý.
- Hạn chế các sản phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như soda, trà đá, dâu tây, các loại hạt…
- Thực hiện ăn nhạt, cắt giảm lượng muối.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol.
- Duy trì khối lượng cơ thể hợp lý.
Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho tới khi đi khám.. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới biến chứng suy thận. Do vậy việc cung cấp cá kiến thức về bệnh sỏi thận để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa là điều quan trọng.