Rong kinh là tình trạng thường gặp ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, không chỉ gây khó khăn trong công việc, cuộc sống mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản. Chính vì thế, bạn cần biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị rong kinh.
Rong kinh là gì?
Rong kinh là thuật ngữ y học chỉ tình trạng kinh nguyệt ra nhiều bất thường hoặc chảy máu kéo dài. Có nghĩa là thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.
Rong kinh sẽ làm cho chị em phụ nữ phải thay băng liên tục mỗi giờ, máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Rong kinh không chỉ là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Bài viết tham khảo: Gần tới ngày kinh nguyệt quan hệ có sao không? Giải đáp chi tiết
Dấu hiệu của rong kinh
Rong kinh bao gồm các dấu hiệu sau:
- Ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, liên tục trong 7 ngày hoặc kéo dài hơn 1 tuần
- Sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc và phải thay thường xuyên trong đêm
- Trong máu kinh xuất hiện cục máu đông
- Triệu chứng mệt mỏi và khó thở do thiếu máu
Rong kinh có nguy hiểm không?
Rong kinh có nguy hiểm không? Phải nói là cực kỳ nguy hiểm, bởi khi rong kinh sẽ đi kèm với cường kinh khiến phụ nữ mất rất nhiều máu làm cho sức khỏe suy giảm. Rong kinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Dẫn đến bệnh thiếu máu cùng các triệu chứng như: khó thở, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống,…
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phụ khoa vì máu kinh có màu đen, bị ứ đọng lâu trong tử cung và phần phụ
- Là triệu chứng của bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, polyp tử cung,… nếu không can thiệp điều trị sớm có thể gây vô sinh, hiếm muộn,…
Tình trạng rong kinh thường gặp hơn ở đối tượng là bé gái mới bắt đầu dậy thì khi nội tiết tố cơ thể chưa ổn định hoặc phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
Bài viết tham khảo: hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Những điều bạn cần biết
Nguyên nhân gây rong kinh
Rong kinh được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân điển hình mà chị em phụ nữ thường gặp nhất.
1. Mất cân bằng hormon
Sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung, làm nó bị bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Nếu sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra, khiến nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và cuối cùng bong ra do chảy máu kinh nguyệt nhiều.
Một số tình trạng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm:
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Béo phì
- Kháng insulin
- Các vấn đề về tuyến giáp
2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Nếu buồng trứng của bạn không giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt thì cơ thể bạn không sản xuất hormone progesterone giống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố và có thể bị rong kinh.
3. U xơ tử cung
Những khối u xơ tử cung lành tính cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.
4. Phát triển các khối u, polyp trong tử cung
Khi tử cung xuất hiện các khối u lành tính, các polyp trên niêm mạc hoặc dị tật cũng gây ra tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng và kéo dài.
5. Lạc nội mạc tử cung
Tình trạng này xảy ra khi các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nặng và đau đớn cho người bệnh.
6. Bệnh ung thư
Ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, đặc biệt khi bạn đã mãn kinh hoặc đã có kết quả xét nghiệm PAP bất thường trước đó.
7. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc cũng có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rong kinh, rong huyết như:
- Thuốc làm loãng máu, aspirin
- Thuốc chống đông máu
- Liệu pháp thay thế hormone sử dụng thuốc estrogen và progestin
- Thuốc điều trị ung thư vú Tamoxifen
- Cấy que tránh thai hoặc đặt vòng: do có chứa hormone progestin, làm đặc chất nhày ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, ngăn cản quá trình rụng trứng
- Thuốc tránh thai
Phải làm gì khi bị rong kinh?
1. Điều chỉnh lối sống khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học là một trong những cách giúp điều trị rong kinh cực kì hiệu quả. Vậy nên, chị em cần thực hiện các cách sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, tránh căng thẳng, khó chịu
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đều đặn ( không để quá 4 tiếng)
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể tránh tình trạng thiếu máu, cũng như nạp thêm năng lượng giúp cơ thể khỏe khoắn hơn. Chị em cần lưu ý:
- Bổ sung thêm trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết trong máu, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng
- Ăn thêm cá biển hoặc cá giàu chất béo để giúp giảm đau, giảm viêm
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để cải thiện tình trạng thiếu máu
- Nên ăn thêm ngũ cốc bởi chúng chứa ít glycemic sẽ giúp cân bằng nội tiết tố
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê
- Không ăn những món cay, nóng như nhiều ớt, tiêu.
3. Thăm khám bác sĩ
Đi khám phụ khoa là việc làm cần thiết và quan trọng nhất khi phát hiện bị rong kinh. Thông qua thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả nhất, giải quyết triệt để tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp chị em hiểu hơn về rong kinh. Nếu có những thắc mắc gì hãy comment bên dưới nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp giúp bạn.