Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một loại nhiễm trùng rất phổ biến trong hệ thống tiết niệu của bạn. Bệnh gây cảm giác khó chịu và có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy bạn cần biết và hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Triệu chứng và nguyên nhân như nào?
Bệnh gây đau đớn khó chịu cho người bệnh

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu, phổ biến hơn ở nữ giới. Hệ thống tiết niệu bao gồm:

  • Thận
  • Niệu quản
  • Niệu đạo
  • Bàng quang

Nước tiểu là sản phẩm của hệ thống lọc của thận, thường không chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hệ thống tiết niệu từ bên ngoài cơ thể, gây ra các vấn đề như nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Bài viết liên quan: 6 cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ nhất định bạn nên biết

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là ban đêm
  • Nước tiểu có màu đục, sẫm màu hoặc có mùi nồng
  • Đi tiểu đột ngột hoặc khẩn cấp hơn bình thường
  • Máu trong nước tiểu của bạn
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu mà bạn cần biết
Đau, bỏng rát khi đi tiểu
  • Đau bụng dưới hoặc đau ở lưng, ngay dưới xương sườn
  • Nhiệt độ cao, hoặc cảm thấy nóng và rùng mình
  • Nhiệt độ rất thấp dưới 36 độ
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Buồn nôn và nôn mửa

Ở những người già yếu hoặc người có ống thông tiểu, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có các triệu chứng như:

  • Thay đổi hành vi: kích động, bối rối
  • Đi tiểu không tự chủ
  • Run

Bài viết liên quan: 9 mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bạn nên biết

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) thường do vi khuẩn từ phân xâm nhập vào đường tiết niệu. Vi khuẩn xâm nhập qua ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể (niệu đạo).

Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới cho nên phụ nữ dễ mắc bệnh UTI hơn do vi khuẩn có thể dễ đến xâm nhập bàng quàng hoặc thận hơn.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang bao gồm:

  • Quan hệ tình dục
  • Thai kỳ
  • Sỏi thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới và táo bón ở trẻ em
  • Ống thông tiểu (một ống trong bàng quang của bạn được sử dụng để thoát nước tiểu)
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: người mắc bệnh tiểu đường, người đang hóa trị
  • Không uống đủ chất lỏng
  • Không giữ vùng sinh dục sạch sẽ và khô ráo

Bài viết tham khảo: cảnh báo 12 biểu hiện của thận yếu cần đi khám ngay

Cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Bạn nên làm những điều dưới đây để hạn chế mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, chúng bao gồm:

  • Lau từ trước ra sau khi bạn đi vệ sinh
  • Giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ và khô ráo
  • Uống nhiều nước
  • Rửa vùng da quanh âm đạo bằng nước trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục
  • Thay băng vệ sinh, tã lót khi đã quá lâu hoặc bẩn
Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không? Cách phòng tránh và cách điều trị bệnh
Nữ giới cần rửa ngay sau khi quan hệ để tránh nhiễm vi khuẩn

Bạn không nên làm những điều sau:

  • Sử dụng xà phòng để rửa vùng kín
  • Nhịn tiểu quá lâu
  • Đi tiểu chưa hết nước tiểu
  • Mặc đồ lót bó sát
  • Uống nhiều đồ uống có cồn
  • Sử dụng bao cao su có chất bôi trơn diệt tinh trùng

Bài viết liên quan: viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? những điều mẹ bầu nên biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) được điều trị như nào?

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cần phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh là thuốc tiêu diệt vi khuẩn và chống nhiễm trùng.

Một số loại kháng sinh thường được sử dụng có thể bao gồm:

  • Nitrofurantoin
  • Sulfonamid (thuốc sulfa)
  • Amoxicilin
  • Cephalosporin
  • Trimethoprim/sulfamethoxazole
  • Doxycyclin
  • Quinolone

Bạn không nên ngừng uống kháng sinh khi các triệu chứng đã biến mất, điều quan trọng cần phải điều trị dứt khoát, nếu không nó có thể nhiễm trở lại. Và nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ đa khoa để có thể điều trị tốt nhất.

Bài viết tham khảo: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Các biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng đường tiết niệu ít gây ra biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị, UTI có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các biến chứng của UTI có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng lặp đi lặp lại, có nghĩa là bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu từ hai lần trở lên trong vòng sáu tháng hoặc ba lần trở lên trong vòng một năm. Phụ nữ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn
  • Sinh con nhẹ cân hoặc sinh non khi nhiễm trùng tiểu xảy ra trong thai kỳ
  • Niệu đạo bị hẹp ở nam giới do bị nhiễm trùng niệu đạo nhiều lần
  • Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của nhiễm trùng. Đây là một rủi ro đặc biệt nếu nhiễm trùng đi lên đường tiết niệu đến thận

Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi có những triệu chứng như trên, bạn hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn dưới phần bình luận này.


Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *