Nấm da đầu là một bệnh lý về da liễu phổ biến bởi khả năng dễ lây lan, không chỉ gây khó chịu cho người bệnh do các triệu chứng mà còn gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, việc phát hiện sớm nấm da đầu là điều cực kì quan trọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về dấu hiệu, nguyên nhân, giai đoạn, phòng ngừa và điều trị bệnh nấm da dầu.
Nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu là một bệnh nhiễm nấm ở da đầu và tóc của bạn. Bệnh thường xảy ra khi nấm xâm nhập vào nang tóc, thân tóc hay lông mi và lông mày của bạn.
Nấm da đầu gồm 2 loại chính:
- Nấm da đầu viêm ( kerion): những mảng đầy mủ gây đau đớn đôi khi rỉ ra, có thể gây sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.
- Nấm da đầu không viêm: sợi tóc bị gãy trên bề mặt da đầu để lại những cọng ngắn
Nguyên nhân gây nấm da đầu
Nấm da đầu do một loại nấm dermatophytes gây ra, khi bạn tiếp xúc với nấm nó sẽ tấn công lớp ngoài của da đầu và tóc khiến các sợi tóc đó bị gãy. Đặc biệt, đây là bệnh da liễu rất dễ lây lan, bạn có thể bị nhiễm nấm theo các cách sau:
- Con người với con người: nấm thường lây lan khi da của bạn tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh.
- Con người với động vật: bệnh về nấm khá phổ biến ở chó, mèo, dê, bò…. bạn có thể nhiễm nấm khi vuốt ve hoặc chải lông cho chúng.
- Con người với đồ vật: bnh nấm ó thể lây lan khi tiếp xúc với các đồ vật hoặc bề mặt mà người hoặc động vật bị nhiễm bệnh đã chạm vào gần đây, ví dụ như quần áo, khăn tắm, bộ đồ giường, lược và bàn chải.
Triệu chứng của nấm da đầu như nào?
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hắc lào ở da đầu có thể bao gồm:
- Một hoặc nhiều mảng tròn, có vảy hoặc viêm
- Các mảng dần dần lớn hơn và có các chấm nhỏ màu đen nơi tóc bị gãy
- Tóc giòn hoặc dễ gãy có thể dễ dàng bị gãy
- Đau phần da đầu do sưng tẩy
- Da đầu bong tróc giống như gàu
- Ngứa dữ dội
- Sốt nhẹ
- Sưng hạch bạch huyết
Các giai đoạn của nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 – rụng tóc. đóng vảy nhỏ, ngứa ngáy: xuất hiện những mảng trắng li ti dễ bị nhầm với gàu
- Giai đoạn 2 – cơn ngứa ngáy gia tăng và xuất hiện mụn nước màu đỏ: cơn ngứa làm người bệnh gãi mạnh, điều đó khiến cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây chảy máu và đóng vảy trên da đầu.
- Giai đoạn 3 – tóc rụng nhiều: khả năng trụ của chân tóc trên da đầu kém đi, nên tình trạng rụng tóc diễn ra càng mạnh mẽ tạo thành những hình hói đường tròn hoặc đường bầu dục với các kích thước khác nhau.
Yếu tố tăng khả năng nhiễm nấm da đầu
Nấm da đầu sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp. Các yếu tố làm tăng khả năng nhiễm nấm da đầu bao gồm:
- Sống trong môi trường nhiệt đới
- Tham quan các khu vực có thời tiết nóng ẩm
- Chơi các môn thể thao tiếp xúc
- Bị thương nhẹ ở da đầu
- Không tắm, gội thường xuyên
- Đổ mồ hôi quá nhiều
- Dùng chung đồ vật và vật liệu như mũ, lược chải tóc và dụng cụ thể thao
- Bị suy giảm hệ thống miễn dịch do các bệnh như HIV/AIDS, ung thư và tiểu đường
Phân biệt nấm da đầu và vảy nến da dầu
Bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý da liễu khác, nhất là vảy nến da đầu. Muốn trị nấm ở da đầu bắt buộc phải xác định đúng bệnh và dùng đúng thuốc điều trị. Điều trị sai sẽ khiến bệnh phát triển mạnh hơn, triệu chứng cũng nặng hơn.
Nấm da đầu
- Vùng da đầu nhiễm bệnh xuất hiện vảy gàu trắng, có thể có mụn nước.
- Da đầu ngứa ngáy, khó chịu.
- tóc rụng nhiều.
- Xuất hiện mụn đỏ viêm nhiễm, sau đó lan rộng ra cùng các vảy gàu bết dính bao bọc.
Vảy nến da đầu
- Vùng da đầu nhiễm bệnh có dạng ban đỏ.
- Da đầu có cảm giác khô rát, ngứa ngáy, khó chịu.
- Không gặp tình trạng rụng tóc.
- Có vảy da khô, bong tróc cùng vảy trắng ở vùng viền trán và tai. Nặng hơn vảy xuất hiện khắp da đầu.
Phòng ngừa bệnh nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu rất khó ngăn ngừa bởi khả năng dễ lây lan của chúng, vậy nên việc thực hiện các bước sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh nấm da đầu:
- Gội đầu thường xuyên: hãy gội đầu thường xuyên cho con bạn, đặc biệt là sau khi cắt tóc. Một số sản phẩm dưỡng da đầu, chẳng hạn như dầu dừa và sáp thơm chứa selen, có thể giúp ngăn ngừa nấm da đầu.
- Giữ cho da sạch và khô: bởi nấm tồn tại và phát triển mạnh ở môi trường ẩm ướt nên bạn cần giữ cho da luôn khô ráo và sạch sẽ. Chẳng hạn như, bạn cần sấy khô tóc trước khi nằm xuống ngủ
- Tránh tiếp xúc vật chủ bị nhiễm bệnh: nếu thấy một mảng lông của động vật hoặc vùng tóc của người nào đó bị trống theo mảng tròn, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với họ.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: bạn không được để người khác sử dụng quần áo, khăn tắm, bàn chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân khác của mình.
Điều trị bệnh nấm da đầu
Có nhiều cách để điều trị nấm da đầu, dưới đây là 2 cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Dùng thuốc
Bạn có thể điều trị nấm da đầu bằng thuốc dạng uống hoặc thuốc dạng bôi:
- Thuốc dạng bôi: nhược điểm khó tiếp cận toàn bộ vùng bị nhiễm nấm nên đôi khi phải loại bỏ hết phần tóc của bạn. Một số loại thuốc bôi trị nấm thường dùng như: Miconazol, Ketoconazole, Naftifine, Fluconazole, Clotrimazol,…
- Thuốc dạng uống: có thể điều trị dứt điểm do tạo khả năng kháng nấm từ bên trong cơ thể
2. Tự nhiên
Bạn có thể kết hợp phương pháp điều trị nấm tự nhiên để tăng hiệu quả:
- Dùng chanh
- Dùng tinh dầu tràm trà
- Dầu dừa
- Giấm
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và điều trị của bệnh nấm da đầu.