Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe và hành vi xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của nữ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của hội chứng PMS trong bài viết này nhé!

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): những điều bạn cần biết
Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra trước kì kinh nguyệt 1 – 2 tuần

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần, thường xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu ra máu kinh, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của chị em phụ nữ.

Bài viết tham khảo: quan hệ trước 10 ngày kinh nguyệt có thai không?

Triệu chứng của PMS

Các triệu chứng của mỗi phụ nữ là khác nhau và cũng có thể thay đổi theo các tháng. Các chuyên gia chia thành 2 nhóm triệu chứng chính.

Triệu chứng về cảm xúc và hành vi liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm:

  • Lo lắng, bồn chồn, hoặc cảm thấy khó chịu
  • Tức giận và cáu kỉnh bất thường
  • Thay đổi khẩu vị, tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt
  • Thay đổi kiểu ngủ, mệt mỏi và khó ngủ
  • Thay đổi nhanh chóng trong tâm trạng và cảm xúc bộc phát
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khó tập trung hoặc ghi nhớ thông tin
Các triệu chứng điển hình của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
PMS làm thay đổi tâm trạng và cảm xúc đột ngột

Triệu chứng về thể chất liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:

  • Đầy bụng, chuột rút ở bụng
  • Ngực đau và sưng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Đau lưng và cơ bắp
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng hoặc âm thanh
  • Xuất hiện các vấn đề về da: mọc mụn, đốm da

Bài viết tham khảo: máu báo thai là gì? Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Nguyên nhân gây hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố nữ: PMS xảy ra để đáp ứng với sự thay đổi mức độ hormone estrogen và progesterone. Trong giai đoạn hoàng thể, sau khi rụng trứng, hormone đạt đến đỉnh điểm và sau đó giảm nhanh chóng, điều này có thể dẫn đến lo lắng, khó chịu và những thay đổi khác trong tâm trạng.
  • Ảnh hưởng của serotonin: Đây một chất dẫn truyền thần kinh được cho nguyên nhân gây ra các triệu chứng PMS. Không đủ lượng serotonin có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ.
Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Trầm cảm làm tăng mắc hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Yếu tố lối sống: Một số thói quen có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng PMS của bạn ví dụ: hút thuốc, ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, đường và muối, thiếu ngủ, không hoạt động thường xuyên.
  • Tiền sử gia đình mắc PMS, hoặc bị trầm cảm

Bài viết tham khảo: cách tính chu kỳ kinh nguyệt bạn nên biết

Cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt PMS

1. Tập thể dục

Tập thể dục bằng các động tác tăng nhịp thở và nhịp tim sẽ làm giảm các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra, ngoài ra còn giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng.

Bạn nên tập ít nhất 30 phút và đều đặn mỗi ngày một số bộ môn như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, động tác tập thể dục…

2. Chế độ ăn

Thực đơn giàu carbohydrates (các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như các món mì, bánh mì, và gạo) có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng này. Ngoài ra bạn cần nổ sung các thực phẩm giàu canxi, rau xanh, tránh uống bia rượu, thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối và đường.

Bài viết tham khảo: kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có sao không? thế nào là rong kinh?

3. Ngủ đủ giấc

Cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. Nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử uống một ly sữa ấm, ít béo trước khi đi ngủ. Sữa giàu chất tryptophan – một loại axit amin làm tăng sản xuất serotonin, giúp điều hòa thần kinh để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

5 cách khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bạn nên biết
Ngủ đủ giấc giúp giảm triệu chứng

4. Dùng các thực phẩm bổ sung

Để giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên bổ sung các chất như:

  • Canxi: Nghiên cứu cho thấy canxi có thể cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, thèm ăn và thậm chí là trầm cảm. Bạn có thể bổ sung canxi từ các sản phẩm từ sữa hoặc thực phẩm có bổ sung canxi (một số loại ngũ cốc và bánh mì) và thực phẩm bổ sung.
  • Magiê: magiê có thể giúp giảm các triệu chứng PMS, như đau đầu, căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể bổ sung magie từ rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và các chất bổ sung.
  • Vitamin B6: Vitamin B6 có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến PMS nhẹ và trung bình. Bạn có thể nhận Vitamin B6 từ cá, thịt gia cầm, khoai tây, trái cây không thuộc họ cam quýt và các chất bổ sung.
  • Omega-3 và Omega-6: axit béo Omega-3 và Omega-6 có thể làm giảm các triệu chứng PMS. Bạn có thể nhận được Omega-3 và Omega-6 từ cá, hạt lanh, các loại hạt, rau lá xanh và các chất bổ sung.
  • Bổ sung thảo dược: Một số biện pháp thảo dược được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của PMS, với các mức độ bằng chứng khác nhau. Chúng bao gồm cohosh đen, chasteberry khô và dầu hoa anh thảo buổi tối. Nói chuyện với nhà cung cấp của bạn trước khi bắt đầu bổ sung thảo dược để đảm bảo nó an toàn và bạn đang dùng đúng liều lượng.

Bài viết tham khảo: Đau bụng kinh nên uống gì? 6 loại nước uống bạn cần biết

5. Sử dụng thuốc điều trị

Các thuốc kê đơn thường dùng trong điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft)… có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý.
  • Thuốc giảm đau non-steroid (NSAIDs): sử dụng trước hoặc ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, gồm ibuprofen, naproxen có thể làm giảm khó chịu ở ngực, bụng.

Hy vọng những thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hội chứng tiền kinh nguyệt PMS cũng như biết các cách để khắc phục các tình trạng của hội chứng. Nếu các triệu chứng không cải thiện, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày thì bạn nên đến bác sĩ để khám nhé!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *