Hội chứng thận hư ở trẻ em là bệnh lý cầu thận phổ biến nhưng nhiều ba mẹ chưa thật sự lưu tâm đến căn bệnh này. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện trẻ có các triệu chứng đáng nghi ngờ cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Nguyên nhân và triệu chứng của hội chứng thận hư ở trẻ em mà cha mẹ cần biết
Hội chứng thận hư là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ

Hội chứng thận hư ở trẻ em là gì?

Hội chứng thận hư ở trẻ em thường gặp nhất với trẻ trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi, là biểu hiện lâm sàng trong bệnh lý ở cầu thận. Thường xảy ra bởi màng lọc cầu thận bị tổn thương, dẫn đến tình trạng:

  • Quá nhiều protein trong nước tiểu – protein niệu
  • Albumin trong máu giảm
  • Tăng lipid máu: nồng độ cholesterol và các chất béo khác tăng cao
  • Phù nề: sưng các bộ phận của cơ thể ( mắt, bụng, 2 chi dưới, bìu)

Bài viết tham khảo: nhiễm trùng thận: những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây hội chứng thận hư ở trẻ em

Nguyên nhân thật sự gây ra hội chứng thận hư ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ mắc bệnh lý hơn trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C…
  • Sau nhiễm trùng liên cầu beta tan huyết nhóm A
  • Bệnh thận IgA
  • Bệnh Lupus ban đỏ
  • Cha mẹ mang mầm bệnh có 1/4 khả năng sinh con mắc hội chứng này trong mỗi lần mang thai
Hội chứng thận hư ở trẻ em: những điều bạn cần biết
Bệnh không có khả năng lây nhiễm

Hội chứng thận hư ở trẻ em không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác và yếu tố liên quan di truyền đang còn được nghiên cứu thêm.

Bài viết tham khảo: viêm gan b trong thai kỳ: mối nguy hiểm truyền virus cho thai nhi

Dấu hiệu của hội chứng thận hư ở trẻ em như nào?

Trẻ bị mắc hội chứng thận hư sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Sưng, phù quanh mắt: đây là dấu hiệu phổ biến nhất, sưng nhiều hơn vào buổi sáng, tuy nhiên dễ bị nhầm lẫn với dị ứng theo mùa
  • Sưng, phù ở các bộ phận khác: cẳng chân, bàn chân, bụng, tay, mặt, bìu…
  • Tiểu ít, nước tiểu có nhiều bọt: do protein dư thừa trong nước tiểu dẫn đến nước tiểu đục hơn và có bọt.
  • Tăng cân bất thường: do ứ nước
  • Tăng huyết áp
  • Tiểu ra máu
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Nồng độ cholesterop trong máu cao

Bài viết tham khảo: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Hội chứng thận hư ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hội chứng thận hư ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe trẻ, bao gồm:

  • Tắc mạch: do giảm khối lượng tuần hoàn, mất protein chống đông máu…
  • Suy dinh dưỡng: do lượng protein thất thoát vào nước tiểu quá nhiều
  • Thiếu máu: do sắt có thể bị rò rỉ theo nước tiểu ra ngoài, trẻ kém ăn
Những biến chứng nguy hiểm của hội chứng thận hư ở trẻ em bạn cần biết
Gây tình trạng tắc mạch ở trẻ nhỏ
  • Nhiễm trùng: do mất protein có chức năng chống nhiễm trùng trong máu
  • Suy thận cấp tính, suy thận mạn tính
  • Suy giáp: do mất hormon gắn albumin và globulin

Bài viết tham khảo: cảnh báo 12 biểu hiện của thận yếu cần đi khám ngay

Chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em

Cách đơn giản nhất để chẩn đoán hội chứng thận hư ở trẻ em đó là nhúng que test vào mẫu nước tiểu của trẻ. Nếu có lượng protein quá lớn trong nước tiểu thì que test sẽ thay đổi.

Nhưng để chuẩn xác hơn thì cần làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định lượng protein niệu
  • Xét nghiệm máu: đánh giá mức độ nặng và biến chứng của bệnh
  • Sinh thiết thận: một mẫu mô thận rất nhỏ được lấy ra bằng kim để có thể nghiên cứu dưới kính hiển vi

Bài viết tham khảo: 8 cách chữa ho cho trẻ dưới 1 tuổi an toàn, hiệu quả tại nhà

Cách điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chắc chắn trẻ mắc hội chứng thận hư, có thể điều trị theo những cách sau:

  • Cho trẻ dùng thuốc corticoid chẳng hạn như Prednisolone. Phần lớn trẻ bị bệnh đều đáp ứng tốt với loại thuốc này.
  • Tiêm vaccine cho trẻ mắc bệnh: cần được tiêm phòng các loại vaccine theo chương trình tiêm chủng. Lưu ý, không nên tiêm phòng cho trẻ khi đang điều trị bệnh bằng thuốc prednisone liều cao hay một số loại thuốc ức chế miễn dịch khác. 
  • Dùng thuốc lợi tiểu khi tình trạng phù nặng và cần theo chỉ định của bác sĩ
  • Dùng thuốc giảm sưng, thuốc hạ huyết áp, giảm mất protein
Cách điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em mà cha mẹ không nên bỏ qua
Cho trẻ ăn nhạt tuyệt đối hoặc tương đối
  • Dùng thuốc chống đông máu khi xuất hiện cục máu đông
  • Hạn chế cho trẻ ăn mặn để giảm tình trạng phù
  • Truyền albumin theo chỉ định hoặc ăn thức ăn giàu protein để bù lại lượng protein đã mất
  • Sử dụng kháng sinh khi xuất hiện nhiễm trùng
  • Bổ sung Vitamin D2, canxi, các yếu tố vi lượng… nhằm hạn chế tác dụng phụ của corticoid và hậu quả do protein niệu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh biết thêm về hội chứng thận hư ở trẻ em để chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ tốt nhất. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhé!

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *