Hội chứng Banti là tình trạng rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến lá lách, khiến lá lách to hơn so với bình thường. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của con người, vì vậy bạn cần biết rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị của bệnh nhé!
Hội chứng Banti là gì?
Hội chứng Banti là một rối loạn lá lách, nghĩa là lá lách phá hủy các tế bào máu mới được hình thành. Bệnh được đặt tên theo nhà nghiên cứu bệnh học và bác sĩ người Ý Guido Banti.
Lách là cơ quan dạng tuyến lớn, nằm phía trên bên trái của bụng, là nơi tạo ra các tế bào hồng cầu trước khi sinh, loại bỏ và phá hủy các tế bào hồng cầu già ở trẻ sơ sinh, đóng một vai trò quan trọng trong việc chống nhiễm trùng
Nguyên nhân gây hội chứng Banti là gì?
Nguyên nhân là do một số yếu tố khác nhau gây tắc nghẽn lưu lượng máu ở một số tĩnh mạch và làm huyết áp cao bất thường ở gan, tĩnh mạch cửa của gan và tĩnh mạch lách của lách nên làm lá lách to bất thường. Ngoài ra, các trường hợp đã xảy ra ở những bệnh nhân dùng azathioprine lâu dài, đặc biệt là sau khi ghép thận cũng có thể mắc hội chứng Banti.
Triệu chứng của hội chứng Banti
Trong giai đoạn đầu, hội chứng Banti bao gồm các triệu chứng sau:
- Suy nhược
- Thiếu máu
- Mệt mỏi
- Lá lách to bất thường
- Xơ gan cổ trướng (đôi khi)
Với sự tiến triển của hội chứng, tình trạng thiếu máu có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng này trầm trọng hơn khi chảy máu thực quản, có thể dẫn đến:
- Nôn ra máu
- Đi ngoài phân sẫm màu chứa máu thối rữa
Tuy nhiên, lách to vẫn là triệu chứng chính, bệnh nhân dễ bị bầm tím, dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và bị sốt trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị cổ trướng ( dịch nhiều trong khoang bụng), giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
Bài viết tham khảo: Ung thư gan nguy hiểm như nào? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Cách phòng ngừa hội chứng Banti
Để phòng ngừa tốt hội chứng Banti thì việc tiêm vaccine phòng viêm gan B là rất quan trọng, ngoài ra bạn cũng cần lưu ý các cách sau:
- Ăn chín uống sôi để tránh bị nhiễm ký sinh trùng
- Ăn thực phẩm sạch để tránh nhiễm những hóa chất độc hại gây tổn thương gan
- Tránh sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt các loại thuốc gây hại cho gan
- Người mắc viêm gan B, viêm gan C cần khám định kì 6 tháng / lần.
Bài viết tham khảo: Suy gan là gì? Cách giúp bạn nhận biết các triệu chứng suy gan hiệu quả nhất
Cách chẩn đoán hội chứng Banti như nào?
Hội chứng Banti có thể được chẩn đoán bằng đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm chuyên biệt, đặc biệt là các kỹ thuật hình ảnh như: chụp cắt lớp lách và chụp MRI.
Xét nghiệm cận lâm sàng: Thiếu máu hồng cầu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.
Bài viết tham khảo: Bệnh xơ gan có lây không? Mức độ nguy hiểm của bệnh như nào?
Cần ăn uống như nào khi mắc hội chứng Banti?
Khi mắc hội chứng Banti, ngoài việc điều trị theo bác sĩ bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh và an toàn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế việc hấp thu các chất độc hại. Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp có chứa nhiều muối và bột ngọt
- Tránh ăn các loại hải sản tươi sống, hoặc là ốc, sò… vì chúng chứa nhiều vi khuẩn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc các bệnh về xơ gan.
- Hạn chế uống bia rượu, các đồ uống kích thích gây hại cho gan
- Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein vì nhiều protein sẽ dẫn đến tăng nồng độ amoni trong máu là nguyên nhân dẫn đến hôn mê gan
Hy vọng những thông tin mà bài viết trên cung cấp sẽ giúp bạn biết rõ hơn về hội chứng Banti. Khi phát hiện những triệu chứng, dấu hiệu điển hình bạn nên đi khám càng sớm để có thể điều trị kịp thời nhé!