Đối với cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Cho nên khi thiếu hụt kali máu cơ thể sẽ không thể hoạt động tốt như bình thường. Vậy làm sao để nhận biết sớm cơ thể bị hạ kali máu? Cùng tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị trong bài viết này nhé!
Hạ kali máu là gì?
Hạ kali máu là khi lượng kali trong máu của bạn quá thấp. Mức kali bình thường ở người trưởng thành dao động từ 3,5 đến 5,2 mmol/L nên khi nồng độ kali trong máu của bạn thấp hơn mức trung bình nghĩa là bạn đang bị thiếu kali máu.
Kali là chất điện giải – những khoáng chất mang điện tích khi chúng hòa tan trong chất dịch cơ thể của bạn. Cơ thể rất cần sự xuất hiện của kali, bởi có kali thì tế bào, cơ và dây thần kinh mới hoạt động bình thường. Nó giúp cơ bắp di chuyển, tế bào nhận được chất dinh dưỡng cần thiết và dây thần kinh gửi tín hiệu. Nó đặc biệt quan trọng đối với các tế bào trong tim của bạn. Nó cũng giúp giữ cho huyết áp của bạn không tăng quá cao.
Nguyên nhân gây hạ kali máu
Hạ kali máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do có quá nhiều kali đi qua đường tiêu hóa của bạn. Thông thường nhất, bạn bị hạ kali máu khi:
- Bạn nôn nhiều
- Bạn bị tiêu chảy
- Thận hoặc tuyến thượng thận của bạn không hoạt động tốt
- Bạn dùng thuốc khiến bạn đi tiểu: các loại thuốc lợi tiểu
- Chế độ ăn quá ít Kali ( hiếm khi nhưng vẫn có thể xảy ra)
Những yếu tố khác cũng gây ra tình trạng hạ kali máu, bao gồm:
- Uống quá nhiều rượu
- Đổ mồ hôi nhiều
- Thiếu axit folic
- Một số loại thuốc kháng sinh và corticoid
- Nhiễm toan đái tháo đường
- Thuốc nhuận tràng dùng trong thời gian dài
- Rối loạn ăn uống
- Một số loại thuốc điều trị hen suyễn
- Nồng độ magie thấp
Một số hội chứng có thể liên quan đến lượng kali thấp, chẳng hạn như:
- Hội chứng Cushing
- Hội chứng Gitelman
- Hội chứng Liddle
- Hội chứng Bartter
- hội chứng Fanconi
Bài viết tham khảo: 7 Triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu bạn không thể bỏ qua
Triệu chứng của hạ kali máu như nào?
Khi bạn chỉ mới hạ kali máu nhẹ thì bạn chưa xuất hiện bất kì triệu chứng nào, trường hợp nồng độ kali máu giảm dưới mức trung bình thì bạn sẽ xuất hiện một vài triệu chứng sau:
- Cảm giác mệt mỏi thiếu sức sống, không muốn di chuyển vận động
- Chuột rút cơ bắp, co giật cơ
- Yếu cơ nghiêm trọng dẫn đến tê liệt
- Ngứa ran và tê các chi
- Táo bón
- Huyết áp thấp
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Nhịp tim bất thường ( rối loạn nhịp tim)
- Đi tiểu nhiều hơn so với bình thường ( đa niệu)
- Thường xuyên muốn uống nước
Bài viết tham khảo: u máu ở gan có đáng sợ không? nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bạn cần biết
Làm thế nào để chẩn đoán hạ kali máu?
Để chẩn đoán hạ kali máu bạn cần phải xét nghiệm máu. Nếu xác nhận bạn bị hạ kali máu thì bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để đo lượng kali trong nước tiểu của bạn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để đo nhịp tim của bạn. Bởi hạ kali máu có thể gây ra nhịp tim bất thường.
Hạ kali máu được điều trị như nào?
Nếu bạn bị hạ kali máu nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung kali bằng đường uống cho bạn. Nếu trường hợp của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể bổ sung kali cho cơ thể bạn bằng cách tiêm tĩnh mạch. Nếu bạn cần dùng thuốc lợi tiểu, bác sĩ sẽ chuyển sang loại thuốc giữ kali trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung kali từ các thực phẩm:
- Trái cây và rau củ quả: chuối, cam, dưa hấu, cà chua, bông cải xanh, rau chân vịt….
- Sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua
- Một số loại cá: cá ngừ, cá bơn, cá tuyết, cá hồi…
- Các loại đậu hạt: đậu nành, đậu đen, đậu lăng, đậu Hà Lan…
- Thực phẩm khác: quả hạch, gạo lứt, thịt gia súc gia cầm…
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về hạ kali máu trong cơ thể. Có thể thấy tình trạng nặng gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể vậy nên bạn hãy quan sát kĩ các triệu chứng của bản thân để xác định sớm và điều trị kịp thời nhé!