Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, bệnh thường diễn biến âm thầm nên nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm đối với cơ thể bạn. Vậy nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ là gì? Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị ra sao?

Gan nhiễm mỡ là gì?

Gan nhiễm mỡ là một tình trạng phổ biến do có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan của bạn. Thường thì trong gan có chứa chất béo nhưng với một lượng rất nhỏ, và khi chất béo đạt từ 5% đến 10% trọng lượng gan nghĩa là bạn đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị bệnh như nào?
Do chất béo tích tụ quá nhiều trong gan

Bài viết tham khảo: Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC): những điều bạn cần biết

Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính, không gây hại với cơ thể. Tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ

Khi bạn ăn quá nhiều calo và gan không xử lý, phân hủy chất béo như bình thường, điều đó làm chất béo tích tụ trong gan. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nguyên nhân, dưới đây là những nguyên nhân kèm theo dẫn đến việc tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Uống nhiều bia rượu: đồ uống có cồn gây tổn thương gan dẫn đến suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ của gan.
  • Béo phì: cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
  • Mắc tiểu đường loại 2 hoặc kháng insulin: bệnh làm rối loạn chuyển hóa glucid, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
  • Tác dụng phụ của thuốc: amiodarone, diltiazem, tamoxifen hoặc steroid.
  • Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.

Bài viết tham khảo: viêm gan b trong thai kỳ: mối nguy hiểm truyền virus cho thai nhi

Dấu hiệu của gan nhiễm mỡ

Nếu thấy có một trong các dấu hiệu sau kéo dài, có thể đó là dấu hiệu cảnh báo của bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Mệt mỏi, cảm thấy ăn không ngon, thiếu năng lượng và kiệt sức.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Buồn nôn, đầy bụng. Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược. Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ bạn cần biết
Vàng da là một trong các dấu hiệu của gan nhiễm mỡ
  • Vàng da kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.
  • Thiếu hụt vitamin. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng…Một số ít người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam…

Bài viết tham khảo:

Các giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ như nào?

Bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm bởi lượng mỡ chỉ chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng gan.  Người bệnh không có biểu hiện cụ thể, nếu chỉ khám lâm sàng sẽ rất khó để phát hiện ra. Cần làm các xét nghiệm và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu.
  • Giai đoạn 2: lượng mỡ đã cao hơn, chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan nên đã xuất hiện các biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi….Đây được gọi là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh và chưa có phương pháp để điều trị triệt để
  • Giai đoạn 3: lượng mỡ đã lên đến hơn 30% tổng trọng lượng lá gan, xuất hiện các triệu chứng điển hình như: đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng,…

Bài viết tham khảo: Suy gan là gì? Cách giúp bạn nhận biết các triệu chứng suy gan hiệu quả nhất

Biến chứng của gan nhiễm mỡ

1. Viêm gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ làm ngăn cản, hạn chế vai trò chống độc của gan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ ruột hoặc bên ngoài xâm nhập dẫn đến viêm gan. Gan nhanh chóng bị suy kiệt khi mắc viêm, làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong.

2. Xơ gan

Xơ gan là do tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ, sợi xơ càng nhiều gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm thay đổi cấu trúc gan và hình thành các mô sẹo.

Các biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ bạn cần biết
Xơ gan là biến chứng của gan nhiễm mỡ

3. Ung thư gan

Thực chất quá trình diễn biến từ gan nhiễm mỡ sang ung thư gan như sau: Mỡ trong gan tích tụ gây tình trạng viêm gan, xơ gan kéo dài nặng dần. Bệnh nhân không được điều trị tốt, kết hợp tác nhân xấu tấn công cùng tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức tiết nhiều chất gây viêm khiến các tế bào gan bị chết hàng loại.

Việc điều trị bệnh ung thư gan còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị. Nhìn chung nếu ung thư gan do gan nhiễm mỡ được phát hiện sớm, khi kích thước khối u nhỏ thì việc điều trị đạt hiệu quả tích  cực. Còn nếu phát hiện ung thư giai đoạn cuối, chức năng gan suy kiệt, bệnh nhân có các biểu hiện năng như: trướng bụng, vàng da, vàng mắt, ung thư xâm lấn các phân thùy,… thì chỉ có thể điều trị kéo dài sự sống, giảm đau cho bệnh nhân.

Bài viết tham khảo: Bệnh xơ gan có lây không? Mức độ nguy hiểm của bệnh như nào?

Cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ như nào?

Gan nhiễm mỡ có thể phòng ngừa được bằng một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Bạn nên:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa.
  • Thực hiện các bước để giảm cân
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ bạn cần biết
Hạn chế uống rượu bia để phòng ngừa bệnh hiệu quả
  • Uống rượu bia vừa phải
  • Tiêm phòng vaccine, đặc biệt là vaccine viêm gan A và viêm gan B. Viêm gan C chưa có vaccine vì vậy bạn nên có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ.
  • Cần thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc, thảo dược không rõ nguồn gốc. Khi sử dụng thuốc, nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Quản lý tốt các bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Không có thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ nhưng mỡ gan, viêm và các tổn thương gan sớm có thể đảo ngược nhờ cơ thế tự phục hồi của gan. Cách điều trị hiệu quả nhất là thay đổi lối sống để quản lý các yếu tố góp phần gây ra gan nhiễm mỡ.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, quan trọng nhất là ngừng uống rượu.

Đối với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tùy vào thuộc vào tình trạng y tế của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Vd: giảm cân nếu bị thừa cân béo phì, thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục, dùng thuốc kiểm soát bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…

Nếu gan nhiễm mỡ tiến triển, gây ra biến chứng thì việc điều trị sẽ bao gồm điều trị các tình trạng này bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Nếu xơ gan gây suy gan nặng, có thể cần ghép gan.

Hi vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh gan nhiễm mỡ để từ đó phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, tránh để gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *