Đau dạ dày là tình trạng phổ biến mà bất kì ai cũng đều trải qua, mỗi vị trí đau khác nhau sẽ cảnh báo những bệnh lý khác nhau. Vậy đau dạ dày đau bên nào? Nguyên nhân và triệu chứng đau dạ dày là gì?
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên những nguyên nhân chính vẫn là do:
- Nhiễm vi khuẩn HP: khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, bao tử sẽ không được an toàn, thành bao tử sẽ luôn bị vi khuẩn tấn công, gây ra những vết loét đau đớn, nặng hơn có thể dẫn tới chảy máu và ung thư dạ dày.
- Chế độ ăn uống không khoa học: người bị đau dạ dày do nguyên nhân này thường là người thích ăn đồ cay nóng. Bởi thường xuyên ăn cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, lâu dần làm tăng lượng acid trong dạ dày gây ra các vết loét và các cơn đau khó chịu
- Hút thuốc nhiều, thường xuyên: thuốc không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà nó cũng tác động lớn đến hệ tiêu hoá. Do trong thuốc lá có chứa nhiều nicotine thúc đẩy sự bài tiết acid HCL và pepsin trong dạ dày. Người có thói quen hút thuốc sẽ dẫn đến niêm mạc dạ dày dễ bị bào mòn và tổn thương.
- Uống rượu bia nhiều: nồng độ cồn sẽ làm phá huỷ lớp nhầy phủ bên ngoài của niêm mạc dạ dày. Tạo cơ hội cho vi khuẩn và acid tấn công trực tiếp vào lớp niêm mạc, gây ra các vết loét.
- Vấn đề của tuyến giáp: tuyến giáp có vai trò điều chỉnh hệ tiêu hoá, chính vì thế nếu tuyến giáp bạn gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá, dẫn tới các cơn đau dạ dày khó chịu.
- Căng thẳng, áp lực: hoạt động co thắt của dạ dày có thể bị ảnh hưởng lớn bởi tâm lý, khi căng thẳng kéo dài có thể bị ảnh hưởng tới dạ dày
- Không dung nạp gluten: sẽ gây ra tình trạng rối loạn tự miễn dịch, ảnh hưởng lớn tới ruột non, khiến nó mất đi khả năng hấp thu các loại chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bệnh sẽ gây các cơn đau dạ dày từ nhẹ đến nặng, với triệu chứng mệt mỏi và đầy bụng.
Đau dạ dày đau bên nào?
Theo các chuyên gia, họ chia thành các vùng đau dạ dày như sau:
- Vùng thượng vị
- Vùng bụng giữa
- Vùng phía trên bên trái và bên phải
1. Đau dạ dày dau bên nào? – Vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng điển hình nhất của người bị đau dạ dày. Cơn đau tập trung ở vùng phía trên rốn và dưới xương sườn. Khi vùng thượng vị bị tổn thương sẽ tạo ra những cơn đau bụng khó chịu, âm ỉ kéo dài, thường xảy ra sau khi ăn no. Cơn đau có thể lan sang vùng ngực và lưng, do đó người bệnh có thể bị tức ngực hoặc đau nhức lưng kéo dài hằng giờ đồng hồ.
Đau vùng thượng vị có thể là do một số bệnh lý:
- Sỏi mật
- Viêm tuỵ
- Viêm gan
- Viêm phổi
Nhưng đừng lo lắng, nếu triệu chứng của bạn là đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, sút cân đột ngột…thì đó là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày.
2. Đau dạ dày đau bên nào? – Vùng bụng giữa
Vùng bụng giữa là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hoá nên việc xác định các cơn đau rất khó. Khi bị đau dạ dày, thường sẽ bị đau quanh rốn, sau đó lan dần gây đau bụng dưới bên phải.
Các dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn giữa đau dạ dày do loét với một số vấn đề khác như nhiễm trùng đường ruột, viêm tụy…Ngoài ra, mọi người hay nhầm lẫn đau dạ dày với viêm ruột thừa mới chớm và viêm hang vị.
3. Đau dạ dày đau bên nào? – Vùng phía trên bên trái và bên phải
Các cơn đau sẽ thường xuất hiện ở vùng thượng vị trước, rồi sau đó lan rộng ra hai bên và ra cả khu vực sau lưng, đặc biệt là đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái.
Khi các cơn đau xảy ra ở vị trí này, người bệnh sẽ có cảm giác nóng bụng, xót ruột. Triệu chứng sẽ được thuyên giảm sau khi ăn no, ngược với đau ở vùng thượng vị.
Triệu chứng bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày bao gồm những triệu chứng phổ biến như:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: là một trong những triệu chứng đau dạ dày hay trào ngược dạ dày khác là phổ biến. Do quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ dày bị cản trở nên làm cho thức ăn bị lên men.
- Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng: đây là triệu chứng nhẹ của đau dạ dày
- Vùng thượng vị đau: cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tuỳ theo tình trạng của bệnh. Đặc biệt là đau nhiều khi bạn ăn quá no hoặc để bụng đói.
- Buồn nôn và nôn: do thức ăn bị đẩy ngược lên miệng vì dạ dày mất dần khả năng hoạt động
- Chảy máu đường tiêu hoá: là khi tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn, trường hợp này rất đe doạ đến tính mạng con người nếu không được cấp cứu kịp thời. Dấu hiệu phổ biến: nôn ra máu, phân có màu hắc ín, máu lẫn trong chất thải
Trên đây là những thông tin hữu ích trả lời cho bạn đọc về câu hỏi đau dạ dày đau bên nào. Nếu bạn nhận thấy cơ thể bạn mắc những triệu chứng như trên, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, phát hiện kịp thời giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.