Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân; ăn uống đủ năng lượng, nhiều sinh tố và hạn chế muối dưới 5g/ngày, hạn chế mỡ, các chất béo động vật, kiêng rượu, thuốc lá, chè đặc; tránh các yếu tố kích thích cho bệnh nhân là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ hoặc nhồi máu não là một tình trạng y tế trong đó lưu lượng máu đến não giảm đi dẫn đến việc chết tế bào. Có hai loại đột quỵ chính: thiếu máu cục bộ, do thiếu lưu lượng máu và xuất huyết, do chảy máu. Cả hai kết quả là các phần của não không hoạt động được.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của bác sỹ Phạm Ngọc Thắng về chăm sóc bệnh nhân sau tai biến.
1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Phương châm: Ăn mềm, nhiều bữa xen kẽ, đủ chất và cân đối.
Do Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng của sự điều hành từ Hệ thần kinh trung ương kém đi, cộng với mất cân đối trong chế độ ăn, việc sử dụng thuốc kháng sinh nhiều… nên rối loạn tiêu hóa là điều chắc chắn. Người sau tai biến mạch máu não dễ đi lỏng, táo bón và đau bụng vô cớ.
- Không nên ăn thức ăn sống, tái, gỏi. Không nên ăn thức ăn lên men nhiều như dưa, kim chi… trừ sữa chua.
- Ăn thức ăn chín, mềm, đồ hầm tổng hợp. Súp, cháp đặc, sữa…
- Kiêng gia vị mạnh cay nóng…
- Ăn đồ ăn có tính chất thuốc an thần, tiêu độc, bổ dưỡng nhiều hơn như cá chép nấu canh lá vông, gà hầm tâm sen, gà hầm thuốc bắc, tim hấp cách thủy có trộn bột tam thất, trứng gà ngải cứu…
- Uống nhiều nước, nước sinh tố, đặc biệt nước bưởi xay rất tốt cho tiêu hóa.
- Ăn nhiều bữa chính phụ xen kẽ, nhiều lần số lượng ít tốt hơn ít lần số lượng đồ ăn nhiều.
- Nằm ngủ nhớ đắp bụng, giữ ấm tránh trướng bụng hay lạnh do nhiệt độ vùng bụng giảm gây sình chướng…
- Vận động tránh táo bón, uống thuốc FLEET để đi cầu dễ dàng khi bị táo bón kéo dài…
2. CHẾ ĐỘ VẬN ĐỘNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Do mất kiểm soát một số vùng cơ, do mất phương hướng do tổn thương TK Trung ương, do cảm giác thăng bằng không tốt nên dễ ngã, dễ lao đầu…
- Xoa bóp bấm huyệt tại chỗ hàng ngày.
- Đi đứng cân nhắc, có người đi kèm để vịn hay đỡ đần lúc khó khăn.
- Vận động trên giường , tập luyện theo các nhóm cơ: Tay, chân, bắp, đùi, lưng bụng, đầu cổ…
- Tập Vật lý trị liệu ở những trung tâm uy tín, chất lượng để được hướng dẫn chi tiết.
- Bệnh nhân nằm một chỗ cần có chế độ riêng cho vận động.
- Không nên nằm bất động một tư thế kéo dài dễ gây loét mục hay cứng khớp, co cơ co chi thể… táo bón
- Không nên cố gắng quá sớm và quá mức, không nên vội vã tập đi, tập đứng hay tập chạy sớm… Đề phòng ngã vào lửa hay điện gây tai nạn nặng nề… Chú ý: Rất dễ ngã hay vấp khi tự đi vệ sinh.
3. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC HÔ HẤP
Với bệnh nhân nặng, bệnh nhân còn ông mở khí quản hay lỗ mở khí quản tự nhiên, với casc biến chứng trong thời gian nằm viện như viêm phổi phế quản, bội nhiễm lây chéo…. việc chăm sóc hô hấp sau khi rời bệnh viện rất quan trọng.
Khó khạc nhổ, khó nuốt nước bọt, dư thùa dịch tiết, sặc thức ăn là nhưng yếu tố dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp, một tác nhân tăng nặng, giảm tuổi thọ, tái phát bệnh lý mạch máu não.
- Chăm sóc hô hấp cho bệnh nhân cần: lau kỹ mồ hôi, rửa người sạch sẽ; khu vực bệnh nhân nằm cần thoáng đãng, luồng khí lưu thông tự nhiên, không gió lùa. Không có vật dụng bẩn xung quanh bệnh nhân.
- Chế độ vỗ đập lưng, ngực hàng ngày, kích thích ho khạc, hút đờm rãi là những việc rất quan trọng. Cần có người có tay nghề, được đào tạo cơ bản (là người nhà hay người phục vụ bệnh nhân).
- Dùng các biện pháp bổ trợ như khí dung (aerosole) dung dịch thuốc và bổ trợ. Dung cụ phun mù này có bán ở các nhà thuốc.
- Khi bệnh nhân sốt cao, kéo dài thường do viêm nhiễm đường hô hấp, cần hỗ trợ của bác sỹ.
4. CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC CẢM GIÁC – CẢM XÚC
Sau bạo bệnh, có các diễn biến thường gặp: Có những cảm giác lạ, bất thường, đau buốt hay đau âm ỷ vô cớ ở bất cứ đâu trên cơ thể. Rối loạn về không gian, thời gian. Rối loạn về cảm xúc: tăng cảm cười nói nhiều hay trầm cảm lầm lỳ tự kỷ. Đảo lộn chiều sinh học: Ngày ngủ gà ngủ vịt, đêm thức… Không hòa hợp cộng đồng.
- Bệnh nhân cần được mọi người lựa theo cảm xúc để chăm sóc.
- Không nên chiều chuộng vô cớ bất chấp tất cả, người bệnh lâu hay khó trở về cảm xúc hàng ngày.
- Không nên gay gắt, bắt buộc bệnh nhân gây cự tuyệt chống đối với môi trường xung quanh.
- Chỉ uống thuốc giảm đau và thuốc ngủ theo đơn của Bác sỹ.
5. CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ
- Tuân thủ thuốc men đã được kê đơn.
- Uống tiêm thuốc tại nhà đều, đủ, đúng.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp hàng ngày ba lần sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Ghi chép diễ biến trong sổ ghi chép chi tiết để theo dõi và trình với bác sỹ khi cần thiết. Nếu biến động bất thường phải hỏi ý kiến bác sỹ điều trị và thăm khám tại bệnh viện.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên, nếu có dấu hiệu đau đầu, tim đập hồi hộp, trống đánh thái dương và huyết áp cao vọt cần nhập viện để theo dõi, kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Đặc biệt tuân theo các chế độ uống thuốc trị tiểu đường, trị cao huyết áp, trị rối loạn nhịp tim, trị rối loạn tâm sinh lý.
- Chế độ xoa bóp và tập luyện vật lý trị liệu đúng, đủ và kiên trì.
Về Dùng thuốc Đông Tây y kết hợp: Dùng An cung ngưu hoàng hoàn có giá trị tốt, lưu ý Thuốc có chất lượng, đúng loại và theo lời khuyên của bác sỹ.
6. CHẾ ĐỘ PHÒNG BỆNH
Tái khám 3 tháng, sáu tháng, thăm khám định kỳ theo đúng bác sỹ điều trị quy định.
- Sinh hoạt điều độ đúng mực.
- Cư xử với người thân theo hướng quan tâm vừa phải, không đến mức kệ chúng mày nhưng cũng không nên việc gì cũng tò mò , nhúng vào mọi chuyện để tránh gây căng thẳng, dễ stress, tái phát bệnh.
- Người nhà nên nghiêm cẩn nhưng tránh chiều chuộng dễ dãi hay ngược lại khắc bạc, khinh khi dễ tổn thương.
- Tránh gió lùa, tránh nóng lạnh bất thường, tránh thay đổi nơi ở, thay đổi thời tiết bất thình lình… Không tắm khuya, tắm nước lạnh hay ở chỗ gió lùa.
- Tránh xúc động, căng thẳng thần kinh, lo lắng thái quá. Không vận động thể lực quá sớm, quá sức như mang vác nặng, chạy nhanh, tập tạ quá đà…
KÍNH MONG AN LÀNH ĐẾN MỌI NHÀ.
Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.