Kinh nguyệt là tình trạng sinh lý bình thường, xuất hiện khi chị em phụ nữ bước vào tuổi dậy thì. Hiểu rõ về cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn theo dõi được sức khỏe cũng như những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến khả năng sinh sản. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và thời kỳ mãn kinh. Đèn đỏ là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh giữa tuổi dậy thì và ở cuối tuổi sinh sản.
Chu kỳ kinh nguyệt gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hành kinh: Giai đoạn này, thường kéo dài từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm, là thời điểm niêm mạc tử cung bong ra nếu bạn không có thai. Hầu hết mọi người bị chảy máu trong 3 – 5 ngày, nhưng nếu kéo dài 3 – 7 ngày thì cũng không nên quá lo lắng. Tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết: kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có sao không?
- Giai đoạn nang trứng: Giai đoạn này thường diễn ra từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14. Trong thời gian này, mức độ hormone estrogen tăng lên, khiến niêm mạc tử cung của bạn (nội mạc tử cung) phát triển và dày lên. Ngoài ra, các nang trứng trong buồng trứng của bạn phát triển. Trong ngày thứ 10 đến ngày 14, một trong những nang trứng đang phát triển sẽ hình thành trứng trưởng thành hoàn toàn (noãn).
- Rụng trứng: Giai đoạn này xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Sự gia tăng đột ngột của hormone tạo hoàng thể (LH) khiến buồng trứng của bạn giải phóng trứng. Sự kiện này là sự rụng trứng.
- Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này kéo dài từ khoảng ngày 15 đến ngày 28. Trứng rời khỏi buồng trứng và bắt đầu di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung của bạn. Mức độ hormone progesterone tăng lên để giúp chuẩn bị niêm mạc tử cung của bạn cho thai kỳ. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng và tự gắn vào thành tử cung của bạn (làm tổ), bạn sẽ có thai. Nếu việc mang thai không xảy ra, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống và lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong ra trong thời kỳ của bạn.
Trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của bạn sẽ có những biến đổi sau:
- Nổi mụn trứng cá
- Ngực sưng và đau nhức
- Đau bụng, trướng bụng và táo bón
- Thân nhiệt tăng
- Tính khí thay đổi, nhạy cảm
Bài viết tham khảo: chu Kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường? bất thường là như nào?
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như nào?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt nằm trong khoảng 28 – 30 ngày, tương đương với thời gian 1 tháng. Và khi biết tính chu kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ theo dõi được tình trạng sức khỏe, sinh lý của mình.
Vậy tính chu kỳ kinh nguyệt như nào? Cũng không quá khó khăn, bạn cần làm theo 3 bước sau:
- Bước 1: đánh dấu ngày đầu tiên ra máu, đây là ngày bắt đầu của một chu kỳ kinh nguyệt
- Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
- Bước 3: lấy ngày kết thúc trừ đi ngày bắt đầu, bạn cần theo dõi trong 3 – 4 chu kỳ liên tiếp để có thể tính chuẩn xác.
Ngoài ra, để có thể tính ngày thụ thai nhanh nhất trong một chu kỳ bạn có thể áp dụng công thức sau:
- Bước 1: theo dõi liên tiếp thời gian của 4 – 5 chu kỳ
- Bước 2: Chọn chu kỳ ngắn nhất trừ đi 18 ra n1, chu kỳ dài nhất trừ đi 11 ra n2
- Bước 3: Khoảng n1 – n2 là thời gian dễ mang thai nhất
Hy vọng những thông tin của bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách tính chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn, thay đổi cơ thể của một chu kỳ kinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của bạn dưới phần bình luận này.