Sỏi thận là bệnh lý phổ biến của đường tiết niệu, đặc biệt sỏi thận ở phụ nữ với tỉ lệ khá cao. Xác định chính xác loại sỏi thận và các triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là kết quả của sự tập hợp của muối và khoáng chất, thường được tạo thành từ canxi hoặc acid uric. Chúng kết tinh lại nhưng nhỏ nên hầu như mọi người không phát hiện ra, hầu như chị em nào cũng có sỏi trong thận của mình, chỉ khác nhau là ít hay nhiều, to hay nhỏ và có tự đào thải ra khỏi cơ thể hay không mà thôi.
Sỏi thận thường bắt nguồn từ ngay tại thận, tuy nhiên, chúng có thể phát triển ở bất cứ đâu dọc theo đường tiết niệu của bệnh nhân và có thể di chuyển lên thận (hiếm gặp), bao gồm các bộ phận sau:
- Thận
- Niệu quản
- Bàng quang
- Niệu đạo
Bài viết tham khảo: Hội chứng thận hư ở trẻ em: những điều bạn cần biết
Nguyên nhân gây sỏi thận ở phụ nữ
Sỏi thận ở phụ nữ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Uống không đủ nước: nước quá ít làm cho nước tiểu trở nên đặc, nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu
- Ăn uống mặn: đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt Nam, ăn quá nhiều muối làm cho cơ thể tăng đào thải Natri và Canxi tại ống thận
- Nhịn tiểu: việc này gây ra tình trạng tích tụ canxi, dần dần tích tụ thành sỏi
- Mất ngủ: Khi bạn mất ngủ, chức năng tự tái tạo tổn thương của mô thận sẽ bị dừng lại. Điều này gây ra nhiều căn bệnh về thận trong đó có sỏi thận.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
- Béo phì: nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở người béo phí cao hơn người bình thường
Bài viết tham khảo: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Sỏi thận gồm mấy loại?
Theo nghiên cứu, sỏi thận gồm 4 loại chính:
- Sỏi calci oxalat: Loại sỏi thận phổ biến nhất được tạo ra khi canxi kết hợp với oxalat trong nước tiểu. Lượng canxi và chất lỏng không đủ, cũng như các điều kiện khác, có thể góp phần hình thành chúng.
- Sỏi urat: Loại sỏi này phát triển khi nước tiểu quá acid. Chế độ ăn giàu nhân purin có thể làm tăng nồng độ acid trong nước tiểu. Purine là một chất không màu trong protein động vật, chẳng hạn như cá, động vật có vỏ và thịt đỏ.
- Sỏi Struvite: được tìm thấy ở hầu hết phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sỏi cystine: Những sỏi này rất hiếm và có xu hướng di truyền trong gia đình.
Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ
Các triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ khá đa dạng, cụ thể là:
- Đau dữ dội ở hai bên lưng dưới của bạn
- Đau hoặc rát khi đi tiểu: do sỏi đi đến vị trí nối giữa bàng quang và niệu quản
- Tiểu ra máu: nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc nâu
- Nước tiểu đục và có mùi khó chịu
- Lượng nước tiểu ít: sỏi thận lớn đôi khi có thể mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngưng dòng chảy nước tiểu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Các viên sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày khó chịu.
- Sốt và ớn lạnh
Cách điều trị và ngăn ngừa sỏi thận ở phụ nữ
Tùy thuộc vào kích thước và loại sỏi mà cách điều trị sẽ khác nhau, ví dụ:
- Sỏi có kích thước nhỏ hơn 25mm sẽ được chỉ định dùng thuốc, thuốc có tác dụng bào mòn viên sỏi và nhanh chóng đưa sỏi ra khỏi cơ thể người bệnh.
- Sỏi có kích thước lớn hơn 25mm sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật, có thể dùng phương pháp tán sỏi bằng xung kích hoặc cho một ống nội soi vào niệu quản để lấy sỏi.
Để phòng ngừa sỏi thận ở phụ nữ bạn cần:
- Uống lượng nước vừa đủ cho mỗi ngày
- Hạn chế uống đường và siro ngô do có hàm lượng fructose cao
- Ăn nhiều trái cây và rau quả để làm giảm axit trong nước tiểu
- Hạn chế ăn uống mặn
- Cố gắng giảm cân nếu bạn bị thừa cân
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ cũng như các nguyên nhân, các loại, cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng sỏi thận, chị em đừng chủ quan, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé!