Xơ gan là tình trạng gây ra mô sẹo trong gan của bạn, là biến chứng giai đoạn cuối của bệnh gan, vì vậy bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh xơ gan có lây không? Bệnh lây qua những đường nào và mức độ nguy hiểm của bệnh như nào?
Bệnh xơ gan là gì?
Xơ gan là hậu quả do lá gan bị tổn thương kéo dài. Có nghĩa là, trước khi bị xơ gan người bệnh đã mắc các bệnh về gan như: viêm gan do virus, viêm gan do rượu bia hoặc tiếp xúc lâu ngày với hoá chất, thuốc tẩy, thực phẩm bẩn. Những bệnh gan này khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm các tế bào gan bị xơ hoá và dần chuyển thành xơ gan.
Nguyên nhân gây bệnh xơ gan là gì?
Muốn biểt bệnh xơ gan có lây không thì trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh xơ gan. Chúng bao gồm:
- Do virus gây viêm gan: các virus gây viêm gan như virus viêm gan B, C gây phá huỷ tế bào gan, tạo cơ hội cho các mô sẹo phát triển gây xơ gan. Viêm gan do virus không điều trị thì lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan thậm chí ung thư gan.
- Do ký sinh trùng: các loại ký sinh trùng cũng có thể gây tổn thương tế bào gan dẫn đến xơ gan. Một số loại thường gặp đó là sán lá gan, ký sinh trùng sốt rét, lỵ amip,…
- Do rượu bia: rượu bia được xem là một “liều thuốc độc” cho gan. Khi uống rượu bia, với nồng độ cồn cao thì sẽ bắt gan hoạt động nhiều để thải cồn ra khỏi cơ thể. Người uống nhiều và thường xuyên uống rượu bia là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh xơ gan.
- Do thuốc, chất độc: một số thuốc có tác dụng không tốt cho gan, hoặc lạm dụng thuốc cũng gây nên xơ gan. Các chất độc đối với gan: thạch tín, asen, cyanide,…
- Do tắc mật: tắc mật gây nên hiện tượng ứ mật trong gan, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan. Tắc mật có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm tá tràng gây tắc mật, viêm đường dẫn mật, teo hoặc không có ống dẫn mật (bẩm sinh),…
- Do ứ máu kéo dài, có thể do suy tim hoặc viêm, tắc tĩnh mạch cửa gan.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Người bị bệnh béo phì, thừa cân rất dễ bị mắc gan nhiễm mỡ và có thể phát triển thành xơ gan.
Mức độ nguy hiểm của bệnh xơ gan như thế nào?
Bệnh xơ gan được chia làm 4 mức độ:
- Mức độ 1: hay còn gọi là “xơ gan còn bù”, là mức độ nhẹ nhất của bệnh, chức năng gan chưa bị suy giảm nhiều, các tế bào gan vẫn còn khả năng làm việc. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, chỉ có triệu chứng: mệt mỏi, thiếu năng lượng…Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ kiểm soát được tình hình của bệnh
- Mức độ 2: ở giai đoạn này, các mô xơ sẹo xuất hiện nhiều hơn, áp lực tĩnh mạch cửa tăng. Gan bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn và có biểu hiện năng hơn ở mức độ 1. Triệu chứng dễ nhận biết của giai đoạn này là vàng da. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…
- Mức độ 3: Mức độ xơ gan đã nghiêm trọng, mô xơ xuất hiện nhiều trong gan. Bệnh nhân có nhiều biểu hiện nặng của bệnh như mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, đau vùng gan, chức năng gan bị suy giảm,…
- Mức độ 4: là mức độ nghiêm trọng nhất, là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, Mô xơ đã thay thế gần như hoàn toàn trong gan dẫn đến suy gan nặng. Người bệnh xuất hiện hàng loạt triệu chứng như xơ gan cổ trướng, sút cân không rõ nguyên do, thiếu máu, vàng da, chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm trùng, suy thận, hôn mê…
Bệnh xơ gan có lây không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh xơ gan, chính vì vậy, để biết bệnh xơ gan có lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó:
- Nếu như nguyên nhân gây xơ gan là do uống rượu bia, thuốc lá, tiếp xúc các hoá chất độc hại, thực phẩm bẩn thì bệnh xơ gan hoàn toàn không lây nhiễm cho người khác
- Nếu nguyên nhân gây xơ gan là do virus viêm gan ( đặc biệt là virus B, C) thì nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc với đường máu là rất cao
Bệnh xơ gan lây qua những đường nào?
Những trường hợp biến chứng xơ gan do viêm gan virus B, C thì tỷ lệ lây nhiễm cao và thông qua những con đường sau:
- Lây từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc bệnh viêm gan B, C thì khả năng con sinh ra cũng bị nhiễm virus viêm gan B, C. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát thì bệnh nhân bị viêm gan virus vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.
- Truyền qua đường tình dục: Đây cũng là nguyên nhân lây nhiễm virus viêm gan. Nếu quan hệ tình dục không an toàn khả năng lây nhiễm sẽ rất cao.
- Lây qua đường máu: Khi người bệnh sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác hoặc những vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay, tiếp xúc vết thương hở… cũng có khả năng bị lây virus viêm gan.
1. Bệnh xơ gan có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh xơ gan không lây qua đường ăn uống và hô hấp. Do đó, người bệnh không cần phải cách ly, ăn uống và sinh hoạt riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý không dùng chung các vật dụng cá nhân, tránh chạm vào vết thương hở, tiếp xúc với máu của người bệnh.
Cách điều trị bệnh xơ gan hiệu quả
Người nghi ngờ mắc xơ gan cần gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Nếu phát hiện bệnh sớm thì sẽ nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì bệnh có cơ hội chữa khỏi cao nhất. Nếu bệnh phát hiện muộn ở giai đoạn cuối thì bệnh khó chữa trị và dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Có những biện pháp điều trị xơ gan như sau:
- Điều trị nguyên nhân: có những hướng điều trị khác nhau tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh
- Điều trị bảo tồn: người bệnh nghỉ ngơi, bồi bổ để tăng sức đề kháng
- Điều trị xơ gan cổ trướng: chọc hút dịch xoang bụng, là phương pháp hỗ trợ trong điều trị xơ gan giai đoạn cuối.