Sán lá gan là bệnh lý khá phổ biến, là căn nguyên của nhiều loại bệnh. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra các biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa của bệnh sán lá gan là cách bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất.
Sán lá gan là gì?
Sán lá gan là một loại giun ký sinh, thường xảy ra với những người hay ăn cá, đồ sống, đồ ô nhiễm. Sau khi ăn phải sán lá gan, chúng di chuyển từ ruột của bạn đến ống dẫn mật trong gan của bạn, đây là nơi chúng sinh sống và phát triển.
Nhiễm sán lá gan là một bệnh lý mãn tính, có thể kéo dài hàng chục năm. Bệnh được phân loại thành sán là gan lớn và sán lá gan nhỏ. Trong đó:
- Sán lá gan nhỏ: Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.
- Sán lá gan lớn: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
Bài viết tham khảo: viêm gan b trong thai kỳ: mối nguy hiểm truyền virus cho thai nhi
Quá trình xâm nhập và gây bệnh của sán lá gan
Quá trình xâm nhập và gây bệnh cho người của sán lá gan có thể chia làm 2 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn xâm nhập vào gan
Sau khi người bệnh ăn hoặc uống các thực phẩm chứa loại ký sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa. Khi xuống đến phần tá tràng, chúng tiến sâu vào khoang phúc mạc bụng và di chuyển đến gan. Chúng có thể xuyên thủng qua bao gan và gây bệnh ở cơ quan này. Khi tiến tới các nhu mô gan, sán cũng có thể di chuyển đến những cơ quan khác tạo nên tình trạng sán lạc chỗ ở vùng bụng, thành ruột hay thành dạ dày.
Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất ra các kháng thể chống lại sán lá gan. Kháng thể xuất hiện trong máu cách ít nhất 2 tuần kể từ khi nhiễm sán. Xét nghiệm máu có thể xác định được kháng thể nhưng không có ý nghĩa chẩn đoán chắc chắn bệnh sán lá gan.
Bài viết tham khảo: Ung thư gan nguy hiểm như nào? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
2. Giai đoạn xâm nhập vào hệ thống đường mật
Sau khi ký sinh vào nhu mô gan, sán lá gan có thể vào đường mật và ký sinh trong một thời gian dài. Tại đây, trứng sán trưởng thành theo đường mật xuống ruột, và ra ngoài theo phân, lây lan cho những người khác trong cộng đồng. Sán lá gan trưởng thành có thể cư trú trong đường mật tới hàng chục năm.
Bài viết tham khảo: bệnh viêm gan b là gì? các biện pháp phòng tránh hiệu quả
Triệu chứng sán lá gan
Người bệnh nhiễm sán lá gan sẽ gặp các triệu chứng điển hình dưới đây:
- Đau tức vùng gan: cảm giác đau thường âm ỉ, vị trí đau lan rộng ra phía sau lưng hoặc bên trái và có thể đau tới vùng thượng vị. Đôi khi bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, kèm buồn nôn.
- Đau bụng: Khi ở trong cơ thể người, sán lá gan di chuyển từ ruột đến gan. Để xâm nhập vào gan, sán lá gan phải chui qua lớp niêm mạc của gan, gây đau ở vùng bụng trên bên phải.
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy
- Buồn nôn, nôn mửa
- Sốt: có thể rét run phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng và khi ống dẫn mật bị tắc.
- Phát ban: hệ thống miễn dịch thường phản ứng với sán lá gan, khiến cơ thể người bệnh nổi mề đay. Triệu chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng khi sán lá gan chui vào gan.
- Da tái xanh do thiếu máu, hoặc vàng da
- Gan sưng to hoặc xơ gan, có thể sờ thấy được trên lâm sàng tùy theo mức độ nặng của bệnh.
- Mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân.
- Đau nhiều khớp, đau cơ.
Bài viết tham khảo: Suy gan là gì? Cách giúp bạn nhận biết các triệu chứng suy gan hiệu quả nhất
Bệnh sán lá gan có lây không?
Do cơ chế lây bệnh qua vật trung gian, chỉ khi ăn phải trứng hay ấu trùng của sán thì con người mới nhiễm bệnh nên bệnh này không lây từ người sang người. Đường lây của bệnh là khi chất thải của người nhiễm sán thải ra môi trường, vào nước rồi nhiễm vào động vật trung gian như ốc, cá… Con người ăn phải những loài trung gian này khi chưa được nấu chín thì sẽ bị nhiễm sán.
Bài viết tham khảo: Bệnh xơ gan có lây không? Mức độ nguy hiểm của bệnh như nào?
Phòng ngừa và điều trị bệnh sán lá gan như nào?
Để phòng ngừa bệnh sán lá gan hiệu quả bạn cần làm theo các cách dưới đây:
- Đảm bảo ăn chín uống sôi các thực phẩm
- Dùng nguồn nước sạch để nấu và uống
- Rửa sạch trái cây trước khi ăn.
- Không ăn những loại thực vật tươi sống ở các vùng nước gần khu chăn nuôi.
- Tuyên truyền về những đường lây nhiễm bệnh và cách thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nếu có dịch cần thành lập ban chỉ đạo và khoanh vùng kiểm soát nhanh chóng.
Để điều trị sán lá gan người ta thường dùng loại thuốc triclabendazole vì thuốc này tiêu diệt sán lá gan và trứng của chúng một cách hiệu quả. Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giảm đau, có thể được sử dụng để điều trị một số triệu chứng như đau và tiêu chảy.
Bài viết tham khảo: gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? cách phòng ngừa và điều trị bệnh bạn cần biết
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa của bệnh sán lá gan. Nếu nghi ngờ mắc bệnh bạn hãy đi khám sức khỏe ngay để điều trị kịp thời nhé!