Tỉ lệ người dân Việt Nam mắc suy thận ngày một tăng cao, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên phát hiện sớm các triệu chứng suy thận nhẹ là việc cực kì quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về suy thận trong bài viết này nhé!
Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng một hoặc hai quả thận của bạn không còn thực hiện tốt chức năng: lọc máu, đào thải các chất cặn bã… Suy thận là giai đoạn nặng nhất của bệnh thận mạn tính và được phân làm 2 loại:
- Suy thận cấp tính: có nghĩa là chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng, đột ngột chỉ trong một vài ngày.
- Suy thận mạn tính: là sự suy giảm chức năng của thận diễn ra trong một khoảng thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được.
Suy thận rất nguy hiểm bởi có thể đẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, vậy nên việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy thận nhẹ là điều rất quan trọng.
Bài viết tham khảo: cảnh báo 9 Dấu hiệu thận yếu ở nam giới bạn cần biết
Triệu chứng suy thận nhẹ như nào?
1. Mệt mỏi hơn, khó tập trung
Đây là triệu chứng suy thận nhẹ mà nhiều người gặp phải, do tình trạng suy thận mạn tính đi kèm với tình trạng thiếu máu dẫn đến chức năng của thận bị suy giảm. Nếu bạn vẫn ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc mà cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, khó tập trung làm việc thì rất có thể đây là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu.
2. Da khô và ngứa
Thận khỏe mạnh giúp loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và có tác dụng duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh khoáng chất và xương thường đi kèm với bệnh thận tiến triển, khi thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
3. Tiểu thường xuyên
Nếu bạn cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là triệu chứng suy thận nhẹ. Bởi bộ lọc của thận bị tổn thương, nên nó có thể gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
4. Nước tiểu màu hồng
Nước tiểu màu hồng là sự xuất hiện của máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh thường giữ lại các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu, nhưng khi bộ lọc của thận bị tổn thương, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu. Ngoài việc báo hiệu bệnh thận, máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng.
5. Hơi thở có mùi hôi
Hôi miệng là do các chất thải không thể được đào thải, bị tích trữ lại quá nhiều trong máu. Người bị suy thận còn cảm thấy trong miệng như có vị kim loại, triệu chứng này dễ nhầm với dấu hiệu của các bệnh răng miệng khác.
Bài viết tham khảo:
- mách bạn 9 cách chữa hôi miệng đúng cách tại nhà
- 7 nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu bạn cần biết
- lưỡi trắng kèm hôi miệng: nguyên nhân và biện pháp khắc phục tại nhà
6. Phù nề
Suy thận sẽ làm giảm mức lọc cầu thận khiến người mắc bệnh suy thận gặp phải tình trạng cơ thể tích trữ nước, gây phù nề các bộ phận như mắt, tay, chân.. đây là một trong những triệu chứng suy thận nhẹ mà hầu hết người bệnh đều mắc phải.
7. Đau lưng
Khi chức năng thận suy giảm sẽ làm mất cân bằng muối, nước, điện giải trong cơ thể, gây ra tình trạng ứ dịch, dẫn đến đau lưng vùng thận hay đau mỏi ngang thắt lưng. Đau lưng do suy thận khiến bạn phải chịu các cơn đau từ vùng thận ra đằng sau lưng, lan xuống tận hố chậu, hông, mông và bàn chân.
8. Ngủ ngáy to và kéo dài
Đối với người bệnh khi bị suy thận mạn tính sẽ rất hay bị ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng tạm ngưng thở một hoặc nhiều lần trong một đêm. Tuy thời gian hơi thở bị dừng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến 1 phút, nhưng sau đó, người bệnh sẽ ngáy rất to và kéo dài.
Biến chứng của suy thận
Suy thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới cơ thể, bao gồm:
- Giữ nước: có thể dẫn đến sưng tay và chân, huyết áp cao hoặc tràn dịch trong phổi (phù phổi)
- Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột: có thể làm suy giảm chức năng của tim và có thể đe dọa tính mạng
- Thiếu máu
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
- Giảm phản ứng miễn dịch khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn
- Viêm màng ngoài tim: tình trạng viêm màng giống như túi bao bọc trái tim của bạn (màng ngoài tim)
- Gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi đang phát triển
- Tổn thương thận vĩnh viễn. Suy thận cấp có thể trở thành mãn tính và thận của bạn gần như sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn
Cách phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả
Có thể thấy những biến chứng của suy thận rất nguy hiểm vậy nên biết cách phòng ngừa bệnh là điều rất quan trọng. Dưới đây là các cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận:
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm hỏng thận của bạn và làm cho tổn thương thận hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn là người hút thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ về các chiến lược bỏ thuốc. Các nhóm hỗ trợ, tư vấn và dùng thuốc đều có thể giúp bạn dừng lại.
- Cẩn thận khi dùng thuốc giảm đau: nếu bạn dùng quá nhiều loại thuốc NSAIDS (aspirin, ibuprofen và naproxen), acetaminophen bạn có thể tăng nguy cơ bị suy thận cấp.
- Uống đủ nước: thiếu nước sẽ làm giảm dòng máu thận dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho thận nói riêng và cơ thể nói chung mà luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.
- Giữ một lối sống lành mạnh: Tập thể dục, ăn uống hợp lý và hạn chế uống rượu có thể giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa suy thận cấp.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm lượng muối, đạm và dầu mỡ nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận.
- Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Việc phát hiện sớm các triệu chứng suy thận nhẹ sẽ giúp quá trình điều trị tình trạng này thuận lợi và hạn chế biến chứng. Do đó, khi xuất hiện bất cứ biểu hiện nào bất thường của cơ thể, bạn cũng không nên chủ quan mà nên đi thăm khám sớm.