Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bất kỳ ai, tầng lớp nào, lứa tuổi nào, nam hay nữ đều có thể mắc bệnh lý này. Vì vậy, để không phải chịu các cơn đau của bệnh bạn cần biết cách phòng tránh đau dạ dày càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên, dựa vào yếu tố phát sinh người ta chia thành 2 loại là do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
1. Yếu tố nội sinh
Yếu tố nội sinh dẫn đến đau dạ dày bao gồm:
- Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, thương hàn, bạch cầu, viêm ruột thừa…
- Tăng ure, đường trong máu tăng cao
- Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương…
Những yếu tố này làm dạ dày tăng tiết acid, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, từ đó làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
2. Yếu tố ngoại sinh
Yếu tố ngoại sinh dẫn đến đau dạ dày bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ( HP): xâm nhập vào dạ dày qua đường miệng rồi cư trú sâu dưới lớp niêm mạc đồng thời tiết ra chất độc gây viêm và mài mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có nguy cơ bị ung thư dạ dày.
- Đồ ăn, thức uống: chứa chất kích thích ảnh hưởng tới lớp niêm mạc dạ dày, ví dụ như: cay, nóng, nhiều dầu mỡ, rượu, bia…
- Thuốc kháng sinh gây hại cho dạ dày: thuốc aspirin, chống viêm thuộc nhóm NSAIDs, thuốc giảm đau kháng viêm non – steroid, các thuốc giảm đau hạ sốt…
- Tiếp xúc các chất: thuỷ ngân, muối kim loại nặng, acid sulfuric…
Triệu chứng của đau dạ dày
Khi mắc bệnh đau dạ dày, người bệnh có những biểu hiện sau:
- Buồn nôn và nôn: có thể trải qua ngay sau khi ăn xong, dịch nôn có thể kèm máu, triệu chứng kéo dài khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt, mất nước
- Đau tức ở vùng thượng vị: đau âm ỉ hay dữ dội phụ thuộc vào tình trạng của bệnh, kèm theo biểu hiện như cồn cào hay nóng rát
- Mệt mỏi, chán ăn: dạ dày tiết ra dịch vị tiết quá lượng dẫn đến hiện tượng căng tức, trướng bụng, từ đó không kích thích sự thèm ăn, làm cơ thể bị sút cân khi đau dạ dày
- Chảy máu dạ dày: thức ăn tiếp xúc với những vết loét trên bề mặt niêm mạc, từ đó bệnh nhân bị nôn ra máu
Cách phòng tránh đau dạ dày hiệu quả
1. Thay đổi thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống cũng là một trong những cách phòng tránh đau dạ dày rất hiệu quả, chúng bao gồm:
- Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn: giúp phòng ngừa các loại vi khuẩn, ký sinh có hại cho dạ dày, ruột
- Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ
- Không ăn quá no trong 1 bữa, nên chia nhỏ các bữa trong ngày
- Ăn chậm, nhai kĩ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
- Sau ăn không nên hoạt động mạnh hay nằm luôn
- Hạn chế ăn vặt ngoài các bữa ăn để dạ dày của bạn không phải hoạt động quá nhiều
2. Giảm cân
Có thể bạn không biết khi béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy acid vào thực quản dẫn đến ợ chua, ợ hơi…Do vậy giảm cân là cách phòng tránh đau dạ dày bạn nên làm.
3. Giữ tâm lý thoải mái
Với cuộc sống bộn bề, công việc học tập áp lực rất nhiều bị đau dạ dày do căng thẳng, lo nghĩ, stress. Vậy nên bạn cần giữ một tâm lý thoải mái, dễ chịu, vì khi căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
4. Ngủ sớm
Ngày nay, chúng ta thường có thói quen thức muộn do làm việc hay những thú vui khác, điều đó khiến tỉ lệ mắc bệnh đau dạ dày cao hơn. Bởi khi bạn thức khuya, dạ dày không có thời gian để được nghỉ ngơi, chúng phải hoạt động để bù vào sự tiêu hao năng lượng của cơ thể. Khi dạ dày làm việc quá nhiều, nó sẽ dần đuối sức, tiết thêm nhiều dịch vị hơn và phá huỷ dần lớp niêm mạc.
5. Ăn uống khoa học
Thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến dạ dày, cho nên ăn uống khoa học là cách phòng tránh đau dạ dày rất cần thiết. Bạn cần hạn chế:
- Thực phẩm cay nóng: kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị dẫn đến tổn thương dạ dày
- Thực phẩm chua: tăng lượng acid trong dạ dày, hạn chế ăn khi bạn đang đói
- Đồ uống có ga: làm cho lượng khí trong dạ dày được sinh nhiều, khiến dạ dày phình to, kích thích tiết nhiều acid
- Cà phê, rượu bia
- Muối: ăn nhiều muối sẽ làm tăng hoạt động của vi khuẩn H.pylori, khiến chúng trở nên động hại hơn
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về chế độ ăn cho người đau dạ dày của chúng tôi.
6. Uống đủ nước
Nước sẽ giúp phá vỡ, làm mềm các thức ăn, giúp hoạt động co bóp của dạ dày trở nên nhẹ nhàng hơn. Vậy nên bạn cần phải uống đủ lượng nước mỗi ngày
7. Tránh dùng thuốc không steroid
Thuốc không steroid là những loại thuốc giảm đau, chống viêm. Đừng vì chỉ với những triệu chứng đau nhức mỏi tay chân, đau đầu…mà đã uống thuốc luôn. Vì những loại thuốc này đem lại những tác hại vô cùng lớn đến hệ thống tiêu hoá của bạn, chúng có thể gây viêm hoặc kích thích lớp lót dạ dày hoặc ruột non.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây đau dạ dày và cách phòng tránh đau dạ dày. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể biết rõ hơn và phòng tránh được bệnh đạu dạ dày.