Đau mắt đỏ là bệnh lý về mắt phổ biến, rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thêm về cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ cho bạn.

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc mắt, là khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị sưng lên khiến chúng lộ rõ hơn.

Làm thế nào để phân biệt đau mắt đỏ và lẹo mắt?
Là tình trạng viêm kết mạc mắt

Đau mắt đỏ có thể ở một bên hoặc cả 2 bên mắt, nó có thể phát triển theo thời gian hoặc xuất hiện đột ngột, chẳng hạn như do dị ứng hoặc chấn thương mắt.

Nguyên nhân nào gây đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, mắt bạn bị đỏ khi bạn đeo kính áp tròng quá lâu hoặc do bạn nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính quá lâu mà không nghỉ ngơi. Một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:

  • Đau mắt đỏ do virus: thường được gây bởi virus cảm lạnh thông thường, bạn sẽ xuất hiện tình trạng như: ngứa, chảy nước mắt do sưng hoặc cộm bờ mi, thị lực giảm.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: thường được gây bởi tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, với triệu chứng điển hình: 2 mí mắt dính lại bởi ghèn mắt màu xanh hoặc vàng, ngứa, chảy nước mắt.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: là phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông, thuốc… bạn có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt và kèm theo hắt hơi, sổ mũi.
3 nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ bạn cần biết
Đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn, dị ứng

Triệu chứng của đau mắt đỏ

Các triệu chứng của đau mắt đỏ bao gồm:

  • Đỏ ở lòng trắng của mắt hoặc mí mắt bên trong
  • Tăng chảy nước mắt
  • Chất dịch màu vàng dày đóng vảy trên lông mi của bạn, đặc biệt là sau khi ngủ.
  • Chất dịch màu xanh lá hoặc trắng chảy ra từ mắt của bạn.
  • Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
10 triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ bạn cần biết
Đau mắt đỏ gây chảy nước mắt nhiều
  • Ngứa mắt (đặc biệt là đau mắt đỏ do dị ứng).
  • Đốt mắt (đặc biệt là đau mắt đỏ do hóa chất, chất kích thích).
  • Tầm nhìn mờ.
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt bị sưng.

Bài viết tham khảo: 4 Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất bạn cần biết

Phân biệt đau mắt đỏ và lẹo mắt

Cả đau mắt đỏ và lẹo mắt đều có chung một số triệu chứng phổ biến, bao gồm:

  • Đỏ mắt
  • Chảy nước mắt
  • Đóng vảy dọc theo mí mắt của bạn

Nhưng hai tình trạng này khác nhau và có nguyên nhân khác nhau:

Đau mắt đỏ

  • Là tình trạng viêm lớp lót bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài của mắt
  • Là do virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng và các nguyên nhân khác

Lẹo mắt

  • Là một vết sưng đỏ, hình thành trên hoặc bên trong mí mắt gần mép lông mi của bạn.
  • Là do nhiễm trùng ở tuyến dầu trên mí mắt của bạn

Bài viết tham khảo: 8 cách điều trị Mụn lẹo mắt nhanh nhất bạn cần biết

Cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ

Với bệnh viêm kết mạc mắt do virus, vi khuẩn thì khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, biết cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ là việc rất quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn.

  • Rửa tay sạch sẽ: Một trong những cách dễ nhất để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Đau mắt đỏ có thể lây lan qua các vật dụng cá nhân. Vậy nên bạn không được dùng chung khăn tắm, khăn lau, đồ trang điểm mắt, cọ trang điểm, thuốc nhỏ mắt, kính, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc các vật dụng cá nhân khác với người bị nhiễm bệnh.
  • Tránh chạm hoặc dụi mắt: Chạm và dụi mắt sẽ làm tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng khả năng lây lan sang mắt bên kia của bạn.
6 cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ bạn cần biết
Rửa tay sạch sẽ trước khi đua lên mắt
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: đau mắt đỏ có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như ôm, hôn và bắt tay
  • Vệ sinh nơi ở: giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng, xà phòng
  • Vệ sinh đồ dùng mắt: Làm sạch, bảo quản và thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Bài viết tham khảo: 10 loại thực phẩm bổ mắt bạn cần biết

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn biết thêm về bệnh đau mắt đỏ cũng như cách phòng tránh dịch đau mắt đỏ. Bởi bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm nên khi tình trạng không kiểm soát được bạn cần đến phòng khám để điều trị đúng cách.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *