Nấm móng tay là bệnh lý da liễu phổ biến có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, bệnh dễ lây lan và có nguy cơ tái phát rất cao gây mất thẩm mĩ và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vì thế cách điều trị nấm móng tay dứt điểm là việc rất cần thiết cho các bệnh nhân. Cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

Nấm móng tay là gì?

Nấm móng tay là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở móng tay, được gây ra bởi 2 loại vi nấm phổ biến là: nấm sợi tơ ( Dermatophytes, Trichophyton…) và nấm hạt men Candida.

Nấm móng tay là gì? 6 cách điều trị nấm móng tay hiệu quả tại nhà
Nấm sợi tơ và nấm hạt men Candida gây nấm móng tay

Khi nấm bắt đầu xâm nhập thì dưới đầu móng tay của bạn sẽ xuất hiện một đốm trắng hoặc nâu vàng. Nấm tiến sâu hơn sẽ làm móng thay đổi màu rõ rệt, làm mất độ nhắn bóng trên bề mặt móng đồng thời làm thay đổi hình dạng của móng.

Những yếu tố sau tạo điều kiện cho nấm phát triển và khu trú ở móng tay bạn bao gồm:

  • Tay ra nhiều mồ hôi: tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển
  • Dùng chung đồ sinh hoạt: dễ lây lan từ người nhiễm bệnh
  • Người suy giảm miễn dịch: khả năng đề kháng kém

Bài viết tham khảo: Nấm da đầu: nguyên nhân, triệu chứng, giai đoạn, phòng ngừa và điều trị

Dấu hiệu của nấm móng tay

Khi bị nhiễm nấm ở móng tay một số người sẽ cảm thấy đau nhức đồng thời đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Móng dày lên, bề mặt sần sùi, có lớp vảy phủ lên bề mặt
  • Móng giòn, dễ gãy hơn bình thường
  • Móng có màu sắc hơi vàng
  • Móng có mùi hôi khó chịu
  • Móng sưng đỏ do tình trạng viêm nhiễm
5 dấu hiệu của nấm móng tay bạn cần biết
Nấm móng tay gây đóng vảy, dày sừng trên bề mặt

Có 3 hình thái lâm sàng của bệnh nấm móng tay:

  • Móng dày sừng: đóng vảy dưới móng
  • Nấm móng bên: xuất hiện vệt màu vàng hoặc trắng,  teo lại dần dần từ 2 bên đến chân móng
  • Nấm móng gần: đốm vàng ở đáy móng

Bài viết tham khảo: mách bạn 6 dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo và phương pháp điều trị

Cách điều trị nấm móng tay tại nhà

1. Thuốc kháng nấm bôi tại chỗ

Dùng thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần: ketoconazol, clotrimazol, amizol….sẽ giúp kiểm soát tình trạng nấm móng tay của bạn nhưng bạn cần bôi thời gian dài và liên tục.

Để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc, bạn cần làm như sau:

  • Bạn cần cạo bớt vảy sừng trên bề mặt móng. Lưu ý: cần nhẹ nhàng tránh gây tổn thương móng
  • Rửa sạch móng bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô bề mặt móng
  • Bôi thuốc chứa thành phần kháng nấm lên móng

Bài viết tham khảo: 13 cách trị lang ben tại nhà hiệu quả

2. Thuốc kháng nấm uống

Ngoài việc dùng thuốc bôi thì bạn nên kết hợp thuốc uống nếu tình trạng của bạn nặng, thuốc kháng nấm đường uống sẽ có tác dụng nhanh hơn. Các thuốc như itraconazole, terbinafine giúp móng mới mọc không bị nhiễm nấm, dần dần thay thế phần móng bị nhiễm bệnh.

6 cách điều trị nấm móng tay tại nhà hiệu quả bạn cần biết
Dùng thuốc kháng nấm để điều trị nấm móng tay

Khi sử dụng thuốc kháng nấm đường uống bạn cần tuân thủ đúng cách uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất nếu không sẽ gây lên nhiều tác dụng phụ cho cơ thể bạn.

3. Thuốc sơn móng

Bạn có thể dùng thuốc sơn móng Kerasal, tuy nó không có tác dụng nhiều về diệt nấm nhưng nó giúp cải thiện bề mặt móng bị tổn thương do nấm gây ra. Bạn nên bôi một lớp mỏng vào buổi sáng và buổi tối lên móng bị nhiễm trùng, cũng như bôi dưới móng.

4. Điều trị không dùng thuốc

Ngoài điêu trị bằng thuốc, bạn có thể tham khảo thêm các cách điều trị nấm móng tay sau:

  • Chữa nấm móng tay bằng giấm táo: do có đặc tính kháng khuẩn nên có tác dụng tiêu diệt nấm. Bạn sử dụng một ít giấm táo pha với nước theo tỉ lệ 1/5, cho thêm ít muối vào hòa tan. Dùng nước này ngâm móng khoảng 20 – 25 phú
  • Chữa nấm móng tay bằng dầu cây trà: theo 1 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu cây trà bôi lên nấm móng tay trong hai đến sáu tháng cũng có hiệu quả tương đương với thuốc chống nấm clotrimazole, mặc dù tỷ lệ người được chữa khỏi bằng cả hai loại thuốc này đều thấp nhóm.
  • Chữa nấm móng tay bằng lá trầu không: lá trầu không giúp tiêu diệt tạp khuẩn gây bệnh đồng thời giúp làm sạch móng và loại bỏ mùi hôi. Bạn cần vò nát lá trầu đem nấu với nước, hòa thêm ít muối để sôi khoảng 5- 10 phút. Đợi tới khi nước ấm, bạn tiến hành ngâm móng tay, móng chân bị nấm vào, chà xát nhẹ vùng móng mắc nấm.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu nấm móng tay cũng như cách điều trị nấm móng tay. Để điều trị thì bạn cần kiên trì và thực hiện đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *