Hiện nay sốt virus ở người lớn đang rất phổ biến, nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh. Người lớn thường chủ quan khi bị sốt virus vì nghĩ đó chỉ là cảm thông thường nhưng lại không biết nếu điều trị sai cách có thể gây biến chứng. Vậy đầu tiên, ta cần biết rõ triệu chứng sốt virus ở người lớn là như nào? Cùng tìm hiểu cụ thể về sốt virus trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây sốt virus ở người lớn
Virus là tác nhân truyền nhiễm rất nhỏ, chúng xâm nhập và nhân lên trong các tế bào của cơ thể bạn. Sốt chính là cách cơ thể bạn chống lại virus. Bạn có thể bị nhiễm virus bằng những cách sau:
- Hít phải: thường là virus cúm hoặc cảm lạnh thông thường, bạn có thể nhiễm virus qua giọt nước bọt, dịch mũi từ người nhiễm bệnh khi ho hắt hơi hoặc ho.
- Nuốt phải: khi bạn ăn phải thực phẩm và đồ uống chứa virus bạn có thể bị nhiễm trùng
- Vết cắn: côn trùng và các động vật khác có thể mang virus. Nếu chúng cắn bạn, bạn có thể bị nhiễm trùng. Ví dụ về nhiễm virus do vết cắn bao gồm sốt xuất huyết và bệnh dại.
Triệu chứng sốt virus ở người lớn như nào?
Dưới đây là những triệu chứng sốt virus ở người lớn hay gặp phải là:
1. Sốt cao
Triệu chứng quan trọng và nổi bật nhất của sốt virus ở người lớn đó là sốt rất cao, cơn sốt có thể trên 39°C tùy vào chủng virus. Thời gian đầu, cơ thể bệnh nhân sẽ sốt nhẹ, rồi thân nhiệt dần dần tăng lên do mức độ nhiễm càng nặng.
Khi sốt ngoài việc tìm cách hạ sốt nhờ thuốc hoặc các biện pháp khác, bạn cần uống nhiều nước đặc biệt là nước điện giải để hạn chế tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Bài viết tham khảo: người Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?
2. Đau nhức toàn thân
Đau nhức toàn thân là triệu chứng thường xuất hiện ở người lớn khi bị sốt virus, bởi sốt virus sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt cũng tăng lên nhanh chóng. Gây ra hiện tượng đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ bắp.
Sau khi bị sốt và đau nhức cơ thể bạn có thể xuất hiện triệu chứng nhức đầu, thậm chí còn bị nhức mắt. Do đó, người bệnh cần tránh căng thẳng để cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn
3. Ngạt mũi, khó thở
Sốt virus gây ho và sổ mũi ở người, do đó dịch mũi có thể gây tắc khoang mũi làm cho người bệnh khó thở. Bạn có thể xông, nhỏ mũi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ để giúp thông thoáng đường thở của bạn.
Bài viết tham khảo: 3 giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết bạn cần biết
4. Nổi mẩn đỏ trên da
Nổi mẩn đỏ trên da là triệu chứng khá phổ biến đối với các bệnh nhiễm virus và dị ứng nên cần dựa vào các triệu chứng khác để chẩn đoán. Thường khi bị sốt virus, biểu hiện này sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày sốt, da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ nhỏ li ti trên khắp cơ thể.
5. Mệt mỏi, cơ thể nặng nề
Bệnh nhân bị sốt virus luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh, các virus xâm nhập, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng nhưng hệ miễn dịch chưa thể nhận ra và phản ứng lại, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, nặng nề. Đây là dấu hiệu điển hình của triệu chứng sốt virus ở người lớn.
Biến chứng nguy hiểm của sốt virus ở người lớn
Thông thường, sốt virus ở người lớn sẽ giảm trong vòng một tuần hoặc mười ngày. Tuy nhiên, những trường hợp sốt siêu vi nặng có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Mê sảng và ảo giác
- Co giật
- Suy thận, suy gan
- Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)
- Sốt siêu vi do vi-rút như arbovirus gây ra có thể dẫn đến chảy máu ở da, nội tạng, miệng, mắt hoặc tai. Tình trạng này có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
- Viêm phổi: là biến chứng nặng của sốt virus ở người lớn
- Viêm thanh quản: Thanh quản của người bệnh có thể sưng phù lên, chèn hẹp thanh quản. Gây khó thở, thở rít, thậm chí gây thiếu oxy cho cơ thể. Trường hợp này cần được hỗ trợ thở bằng bình oxy
Cách điều trị sốt virus ở người lớn tại nhà
Người lớn khi bị sốt virus nên áp dụng các cách sau để giảm tình trạng, giảm mệt mỏi nhanh nhất:
- Uống nước: khi sốt sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải làm bạn xanh xao trở nên thiếu sức sống.
- Nghỉ ngơi: bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nên ngủ sớm với giấc ngủ 8 đến 9 tiếng mỗi đêm.
- Thuốc hạ sốt: bạn có thể dùng: acetaminophen, ibuprofen…bạn không nên dùng quá liều theo khuyến nghị, như vậy có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, tổn thương gan hoặc các vấn đề về thận.
- Bổ sung vitamin C: giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và cũng giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi từ sốt. Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thực phẩm bổ sung có vitamin C.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ về triệu chứng sốt virus ở người lớn cũng như cách điều trị và biến chứng của bệnh. Sốt virus thường không có gì đáng ngại, nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường hoặc cơn sốt không giảm sau một ngày hoặc lâu hơn, tốt nhất bạn nên gọi cho bác sĩ.