Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội mà ai nghe đến cũng đều khiếp sợ bởi biến chứng mà nó để lại. Điều đáng lo là tỉ lệ chị em phụ nữ bị nhiễm bệnh cao hơn và ngày một tăng. Vậy nên nhận biết sớm các biểu hiện sùi mào gà ở nữ là việc quan trọng hàng đầu trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây về nguyên nhân, biểu hiện, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh nhé!
Bệnh sùi mào gà là gì? nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà còn được gọi là mụn cóc sinh dục hay bệnh mồng gà. Đây là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Loại virus gây ra sùi mào gà được gọi là papillomavirus ở người (HPV). Có nhiều loại HPV khác nhau. Và gần như tất cả những người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm ít nhất một loại bệnh vào một thời điểm nào đó.
Bệnh sùi mào gà ở nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới, bởi lẽ môi trường âm đạo ẩm ướt ở nữ giới tạo điều kiện cho các chủng virus HPV phát triển đặc biệt là khi nữ giới quan hệ không an toàn.
Sùi mào gà chỉ ở vùng kín? Câu trả lời là không, bởi virus gây bệnh sẽ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, bao gồm quan hệ tình dục, quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc bất kỳ tiếp xúc nào khác liên quan đến vùng sinh dục:
- Vùng kín: Sùi mào gà thường xuất hiện ở những vùng da và niêm mạc tiếp xúc với nhiễm trùng trong quá trình quan hệ tình dục. Vị trí phổ biến nhất là quanh và trên bộ phận sinh dục ngoài, như âm đạo, lỗ tiểu, bao quy đầu, dương vật, bên trong hậu môn, và lỗ hậu môn. Ngoài ra, vùng da nằm giữa âm đạo và hậu môn hoặc bìu dương vật và hậu môn cũng là một trong những vị trí xuất hiện thường thấy của sùi mào gà.
- Da quanh vùng sinh dục: Ngoài các vị trí trên, sùi mào gà còn có thể phát triển trên các vùng da liền kề, như đùi, hông và vùng bụng dưới.
- Miệng và họng: Nếu có tiếp xúc với virus HPV thông qua hoạt động tình dục miệng, sùi mào gà có thể xuất hiện ở miệng, môi, lưỡi, nướu, và họng.
Bệnh sùi mào gà ở nữ có thể xuất hiện vài tuần đến một năm hoặc hơn sau khi tiếp xúc với virus; thường không thể biết bạn bị nhiễm bệnh khi nào và như thế nào. Vậy nên bạn cần có biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với đối phương.
Bài viết tham khảo: 5 nguyên nhân gây polyp tử cung bạn cần biết
Biểu hiện sùi mào gà ở nữ như nào?
Do cơ quan sinh dục nữ phức tạp hơn nam giới cho nên biểu hiện sùi mào gà ở nữ thường diễn biến âm thầm nên khó phát hiện ra sớm. Bệnh sùi mào gà không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được bằng mắt người, chúng thường rất nhỏ giống màu da hoặc sẫm hơn.
Thông thường, sau khoảng 3 tuần khi quan hệ tình dục với người mắc HPV, cơ thể nữ giới sẽ có biểu hiện sau:
- Nốt sùi: vùng kín sẽ xuất hiện các nốt sùi có màu hồng nhạt, có dịch bên trong và dễ chảy máu. Nốt sùi có thể xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung. Khi cọ xát mạnh lúc quan hệ thì nốt sùi sẽ vỡ ra, chảy máu và gây nhiễm trùng. Mụn cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người đã quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm virus.
- Ngứa và khó chịu: nữ giới bị sùi mào gà thường cảm thấy ngứa và khó chịu ở vùng kín, đặc biệt khi các nốt sùi phát triển và lan rộng.
- Sưng và đau: khi bị nhiễm sùi mào gà, vùng kín có thể sưng đỏ và đau nhức, gây khó khăn trong quá trình đi tiểu hay quan hệ tình dục.
- Âm đạo tiết chất nhầy bất thường: Nữ giới bị nhiễm sùi mào gà ở âm đạo thường gây ra vùng viêm nhiễm, có hiện tượng âm đạo tiết ra chất nhầy không bình thường với màu sắc, độ đặc và mùi hôi lạ.
Bệnh sùi mào gà có để lại biến chứng cho nữ không?
Nhiễm trùng HPV ở nữ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:
- Bệnh ung thư: Ung thư cổ tử cung có liên quan chặt chẽ với nhiễm trùng HPV ở bộ phận sinh dục. Một số loại HPV cũng có liên quan đến bệnh ung thư âm hộ, hậu môn, dương vật, miệng và cổ họng. Nhiễm HPV không phải lúc nào cũng dẫn đến ung thư. Nhưng điều quan trọng là phụ nữ phải xét nghiệm Pap thường xuyên để kiểm tra ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap là chìa khóa cho những người đã bị nhiễm các loại HPV có nguy cơ cao hơn.
- Các vấn đề khi mang thai: nốt sùi trong thời kì mang thai lớn hơn sẽ khiến bạn khó đi tiểu. Ngoài ra, nốt sùi trên thành âm đạo có thể cản trở sự giãn nở của các mô âm đạo khi sinh con. Đặc biệt, nốt sùi lớn ở âm hộ hoặc âm đạo có thể chảy máu khi bị kéo căng trong quá trình sinh nở. Rất hiếm khi trẻ sinh ra từ người mang thai bị sùi mào gà sinh dục lại bị nhiễm ở cổ họng. Nhưng nếu bị nhiễm thì em bé có thể cần phẫu thuật để giữ cho đường thở không bị tắc nghẽn.
Xem thêm: 12 nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nữ bạn không thể bỏ qua
Cách phòng bệnh sùi mào gà ở nữ
Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ hiệu quả bạn cần phải:
- Tiêm vaccine HPV: tốt nhất nên tiêm trước khi quan hệ tình dục. Đối với trẻ 11 – 12 tuổi sẽ tiêm 2 liều cách nhau 6 đến 12 tháng. Đối với thanh thiếu niên từ 15 đến 26 tuổi, sẽ nhận được ba liều, tiêm liều thứ hai sau liều đầu tiên từ 1 đến 2 tháng. Liều thứ ba nên được tiêm sau liều đầu tiên 6 tháng.
- An toàn khi quan hệ tình dục, chẳng hạn như dùng bao cao su. Bạn chỉ nên quan hệ với một người và người đó cũng chỉ quan hệ với một mình bạn.
- Dùng dung dịch vệ sinh hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm và cân bằng pH. Đặc biệt nên dùng sau khi bạn quan hệ tình dục.
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn biết rõ về biểu hiện sùi mào gà ở nữ. Nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn về sau nhé!