Viêm cần thận mạn là bệnh lý nguy hiểm thường diễn biến âm thầm gây tổn thương cầu thận, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn. Vậy nên, phát hiện và điều trị sớm viêm cầu thận mạn là cách tốt nhất để bảo vệ chức năng thận và sức khỏe của bạn.
Viêm cầu thận mạn là gì?
Viêm cầu thận mạn là sự tổn thương từ từ cầu thận khiến cho chức năng thận bị suy giảm. Đặc biệt khi những tình trạng sau diễn ra lâu dài sẽ làm thận bị xơ teo và mất đi chức năng:
- Tăng sinh
- Xuất hiện
- Phù nề
- Xơ hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận
- Hoại tử hyalin
Bệnh lý viêm cầu thận mạn gồm có 4 hình thái lâm sàng:
- Hội chứng viêm cầu thận cấp tính.
- Hội chứng viêm cầu thận mạn tính.
- Hội chứng thận hư.
- Biến đổi bất thường ở nước tiểu ( protein niệu, hồng cầu niệu không có triệu chứng lâm sàng).
Bài viết tham khảo: cảnh báo 8 Triệu chứng sỏi thận ở Phụ nữ bạn đừng bỏ qua
Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn
Nhiều nguyên nhân có thể gây viêm cầu thận, dưới đây là những nguyên nhân điển hình và phổ biến nhất của bệnh viêm cầu thận mạn.
1. Nguyên nhân thứ phát
1.1. Bệnh tự miễn dịch
Bệnh tự miễn dịch là bệnh do hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh. Các bệnh tự miễn dịch có thể gây viêm cầu thận mạn bao gồm:
- Lupus ban đỏ là một bệnh viêm mãn tính, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm da, khớp, thận, tế bào máu, tim và phổi.
- Hội chứng Goodpasture còn được gọi là bệnh kháng GBM, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể đối với các mô trong phổi và thận, nó có thể gây tổn thương thận tiến triển và vĩnh viễn.
- Bệnh thận IgA. Globulin miễn dịch A (IgA) là một kháng thể là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân truyền nhiễm. Bệnh thận IgA xảy ra khi kháng thể lắng đọng tích tụ trong cầu thận. Tình trạng viêm và tổn thương sau đó có thể không bị phát hiện trong một thời gian dài. Triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong nước tiểu.
Bài viết tham khảo: cảnh báo 9 Dấu hiệu thận yếu ở nam giới bạn cần biết
1.2. Bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
Các bệnh truyền nhiễm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến viêm cầu thận mạn. Những nhiễm trùng này bao gồm:
- Viêm cầu thận sau liên cầu: bệnh có thể phát triển một hoặc hai tuần sau khi khỏi bệnh nhiễm trùng cổ họng do liên cầu khuẩn hoặc là nhiễm trùng da do vi khuẩn liên cầu khuẩn (chốc lở).
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: đây là một bệnh nhiễm trùng lớp lót bên trong của buồng và van tim của bạn.
- Nhiễm trùng thận do virus: chẳng hạn như viêm gan B và viêm gan C, gây viêm cầu thận mạn và các mô thận khác.
- Nhiễm HIV: có thể dẫn đến viêm cầu thận mạn và tổn thương thận tiến triển, ngay cả trước khi khởi phát bệnh AIDS.
1.3. Viêm mạch
Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Các loại viêm mạch có thể gây viêm cầu thận bao gồm:
- Viêm đa động mạch: dạng viêm mạch này ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ ở nhiều bộ phận trên cơ thể bạn, bao gồm thận, da, cơ, khớp và đường tiêu hóa.
- Bệnh u hạt kèm theo viêm nhiều mạch: trước đây được gọi là bệnh u hạt Wegener, ảnh hưởng đến các mạch máu vừa và nhỏ trong phổi, đường hô hấp trên và thận của bạn
Bài viết tham khảo: Thận ứ nước độ 3 có chữa được không? những điều bạn cần biết
1.4. Yếu tố gây xơ cứng
Một số bệnh hoặc tình trạng gây ra sẹo ở cầu thận dẫn đến chức năng thận kém và suy giảm. Bao gồm các:
- Huyết áp cao: huyết áp cao lâu dài, được kiểm soát kém có thể gây ra sẹo và viêm cầu thận. Viêm cầu thận ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận.
- Bệnh thận do tiểu đường: lượng đường trong máu cao góp phần tạo sẹo cho cầu thận và tăng tốc độ lưu lượng máu qua các nephron.
- Xơ hóa cầu thận cục bộ. Trong tình trạng này, sẹo nằm rải rác giữa một số cầu thận. Đây có thể là kết quả của một căn bệnh khác, hoặc nó có thể xảy ra mà không rõ lý do.
2. Viêm cầu thận mạn không rõ căn nguyên
Ở nhóm này, các nguyên nhân đều xuất phát từ các vấn đề gặp phải ở cầu thận. Chúng gồm các thể sau:
- Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: là sự tăng sinh các tế bào gian mạch, tổ chức gian mạch và nội mô mạch máu. Thường gặp nhất là bệnh lý cầu thận do IgA.
- Viêm cầu thận tăng sinh ổ, đoạn: tình trạng viêm có thể là một phần hoặc toàn bộ cầu thận, các ổ viêm nằm giữa mô thận bình thường có thể lây nhiễm khiến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Xơ hóa cầu thận ổ, đoạn: đặc điểm mô bệnh học là xơ hóa, hyalin hóa nhưng không có hiện tượng tăng sinh tế bào.
- Viêm cầu thận màng: đặc điểm là sự dày màng nền cầu thận do lắng đọng phức hợp miễn dịch
- Viêm cầu thận màng tăng sinh: là tăng sinh các tế bào gian mạch, tổ chức gian mạch kết hợp với các ổ lắng đọng phức hợp miễn dịch trong và ngoài màng nền dưới tế bào biểu mô, trong gian mạch và cả trên màng nền
- Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch: Bệnh chủ yếu gây biểu hiện lâm sàng là viêm cầu thận cấp, dần tiến triển thành viêm cầu thận mạn và suy thận mạn tính. Khi đã tiến triển nặng, bệnh nhân thường tử vong nhanh chóng sau 6 tháng đến 2 năm.
Triệu chứng của viêm cầu thận mạn
Người mắc viêm cầu thận mạn thường có các biểu hiện, triệu chứng sau:
- Phù là triệu chứng điển hình của bệnh. Ban đầu thường phù ở quanh mi mắt, phù chân… và chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Khi bệnh nặng thì phù có thể biểu hiện dưới dạng tràn dịch màng phổi, cổ trướng… rất nguy hiểm.
- Tăng huyết áp thường xuất hiện khi bệnh tiến triển nặng hơn, tình trạng huyết áp cao xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài có thể khiến cho đáy mắt bị tổn thương, tai biến mạch máu não hoặc suy tim.
- Da và niêm mạc nhợt nhạt, kém sắc
- Da khô và ngứa
- Kém ăn, thường xuyên buồn nôn, nôn do tăng ure máu
- Tiểu ra hồng cầu, protein… đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh. Biểu hiện là nước tiểu nổi bọt như xà phòng hoặc có màu hồng, nâu đỏ.
Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về triệu chứng và 2 nhóm nguyên nhân chính gây viêm cầu thận mạn. Nếu bạn có các dấu hiệu đáng nghi ngờ bạn nên đi khám và điều trị ngay nhé!