Đau bụng dưới bên phải ở nữ là hiện tượng không hiếm ở phụ nữ. Tuy nhiên khi cơn đau kéo dài và trở nên dữ dội, đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến vùng chậu và vùng bụng. Biểu hiện của các cơn đau cũng rất đa dạng, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ hơn để xác định đúng tình trạng của cơ thể.
Bài viết tham khảo: 8 nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái bạn cần biết
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nữ
1. Viêm ruột thừa
Bụng dưới bên phải là nơi ruột non gặp ruột già, ruột thừa là một phần đoạn nhỏ của ruột được tìm thấy ở đoạn nối với nhau. Ruột thừa đôi khi có thể viêm, sưng và nhiễm trùng.
Viêm ruột thừa là một rối loạn đường ruột, cơn đau xuất phát từ phần bụng trên rốn sau đó di chuyển xuống bụng dưới bên phải, kéo dài liên tục, diễn ra âm ỉ, và càng đau hơn khi ho hoặc thay đổi tư thế nằm. Bệnh sẽ làm người bệnh sốt nhẹ, buồn nôn (có hoặc không), cảm giác đau tăng khi dùng tay ấn vào, phần bụng sưng lên trên tụy.
2. Rụng trứng
Rụng trứng là nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới bên phải ở nữ, đây là điều hoàn toàn bình thường và xảy ra ở nhiều chị em. Khi rụng trứng, buồng trứng chỉ rụng một quả trứng và kèm theo các chất dịch lẫn máu. Các chất này làm kích thích niêm mạc thành bụng gây ra các cơn đau.
Bài viết liên quan: 8 nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng bên phải nhất định bạn nên biết
3. Viêm nhiễm vùng chậu
Đau bụng dưới bên phải cũng là một trong những triệu chứng điển hình của viêm vùng chậu. Ngoài đau bụng, viêm vùng chậu còn có các biểu hiện phổ biến như là sốt, khí hư ra nhiều, và đau khi quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm vùng chậu cũng là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều thương tổn cho buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, và tệ hơn là có thể dẫn đến vô sinh.
4. Đầy hơi chướng bụng
Tình trạng đầy hơi chướng bụng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới bên phải, thường xảy ra do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn khi đến phần ruột già. Thực phẩm càng khó tiêu, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều khí hơn. Khi lượng khí tích tụ sẽ gây chướng, đau tức bụng dưới và đầy hơi.
5. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Sự thay đổi hormone ở nữ giới khi chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt sẽ gây ra các cơn đau vùng bụng dưới. Ngoài ra hội chứng này còn khiến nhiều người cảm thấy phiền phức do bị nổi mụn trứng cá, nhức đầu, tính tình thất thường.
6. Lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc được tìm thấy bên trong tử cung, khi lớp niêm mạc này mọc ở ngoài tử cung sẽ được gọi là lạc nội mạc tử cung. Triệu chứng của hiện tượng này chính là đau bụng dưới bên phải dữ dội, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra với chị em đang trong độ tuổi sinh sản, trong tầm tuổi từ 25 đến 40 tuổi.
7. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u to dần lên sẽ gây đau vùng chậu, tăng cân, đi tiểu thường xuyên. Chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm để phát hiện và xử lý kịp thời.
8. Viêm bàng quang
Đau vùng bụng dưới bên phải cũng là một trong các dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang.
Bên cạnh đó, người bị viêm bàng quang còn xuất hiện một số biểu hiện khác kèm theo như: vùng trên khớp mu đau nhẹ, vùng bụng dưới bên phải đau và căng. Người bệnh đi tiểu thấy buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mủ ở cuối bãi và có thể tiểu ra máu, có thể có sốt. Đối với phụ nữ có thể đau lan sang âm hộ và niệu đạo.
9. Mang thai ngoài tử cung
Nếu bạn cảm thấy đau vùng bụng dưới và chậm kinh thì hãy chú ý nhiều hơn, vì rất có thể đó là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ngoài tử cung. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau vùng chậu, chậm kinh hoặc thấy ra máu âm đạo bất thường (không trùng chu kỳ kinh như bình thường, số lượng ít, màu nâu đen,…), buồn nôn, chóng mặt.
10. U xơ tử cung
U xơ tử cung thường gặp ở độ tuổi 30-40, u xơ phát triển ở thành tử cung nhưng không phải dạng ung thư, không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Một số chị em có thể bị đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt hay bị đau khi quan hệ tình dục, gây khó khăn trong việc mang thai.
Để không gây ra biến chứng nguy hiểm về sau, chị em nên can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.
11. Viêm nhiễm ống dẫn trứng
Khi bị viêm nhiễm ống dẫn trứng, chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới bên phải đi kèm với sốt, dịch âm đạo ra nhiều, chảy máu âm đạo bất thường và đau đớn khi quan hệ tình dục. Viêm ống dẫn trứng ảnh hưởng nặng nề tới khả năng sinh sản của phụ nữ và tạo ra tâm lý ngại ngùng, sợ hãi khi quan hệ tình dục.
12. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Vi trùng tấn công vào đường tiết niệu gây nhiễm trùng thường gặp. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như viêm thận bể thận hoặc nhiễm khuẩn huyết,…. Do đó, chị em cần chú ý các biểu hiện của bệnh như: đau vùng bụng dưới, đi tiểu đau buốt và hay tiểu mót.
Đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp và dễ bị nhầm lẫn với đau bụng bình thường nên khiến rất nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh gì đó. Vì vậy, khi cơn đau kéo dài và xuất hiện những biểu hiện bất thường bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bài viết tham khảo:
Đau bụng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau bụng bên phải là biểu hiện bệnh gì?
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xác định được nguyên nhân đau bụng dưới bên phải của bạn. Khi bị đau bụng và kèm theo những triệu chứng đáng lưu ý trong bài viết hãy đến bệnh viện để khám. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của bạn.